Các nhà sản xuất khẩu trang chật vật để tồn tại sau cơn sốt giá vì dịch Covid-19

Từng mọc lên như nấm sau mưa do đại dịch, giờ đây, khi cơn sốt giá khẩu trang hạ nhiệt vì Covid-19 lắng xuống, hàng vạn doanh nghiệp sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc phải vật lộn tìm đường sống.

Nhu cầu khẩu trang hạ nhiệt tại Trung Quốc

Hàng chục nghìn công ty sản xuất khẩu trang mọc lên như nấm sau mưa trên khắp Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát. Tuy nhiên, hiện nay những doanh nghiệp này đang phải vật lộn để tồn tại khi họ phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát chất lượng gắt gao hơn và nhu cầu trong nước giảm.

Trung Quốc đã phát động một phong trào sản xuất đồ bảo hộ y tế để đáp ứng tình trạng thiếu hụt trong khoảng thời gian đầu khi dịch Covid-19 bùng phát. 

Riêng trong nửa đầu năm nay, hơn 73.000 doanh nghiệp đã đăng kí làm nhà sản xuất khẩu trang, bao gồm hơn 36.000 công ty mới chỉ vừa thành lập trong tháng 4 - để bắt cơ hội khi giá cả và nhu cầu khẩu trang y tế tăng vọt.

Các nhà nghiên cứu của Daxue Consulting (Trung Quốc) nhận định, việc các công ty mới thành lập ồ ạt tham gia vào sản xuất khẩu trang đã dẫn tới tình trạng "chất lượng giảm và hành vi lừa đảo tăng". Từ nhà sản xuất ô tô đến doanh nghiệp kinh doanh tã giấy cũng đổ xô chuyển đổi dây chuyền, sản xuất khẩu trang.

Hiện tại, về cơ bản giới chức Trung Quốc đã kiểm soát thành công dịch Covid-19 khiến nhu cầu khẩu trang trong nước giảm mạnh, đẩy giá mặt hàng này về giá trị thực của nó.

Các công ty sản xuất khẩu trang chật vật để tồn tại sau cơn sốt - Ảnh 1.

Nhiều nhà sản xuất khẩu trang Trung Quốc đang phải vật lộn để tồn tại khi họ phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn và nhu cầu trong nước giảm. (Ảnh: AFP).

Yang Hao, Giám đốc bán hàng tại CCST (ở phía nam Thâm Quyến) nói: "Các đơn đặt hàng của chúng tôi đã giảm 5-6 lần so với tháng 4. Chúng tôi không còn cần phải duy trì sản xuất khẩu trang mỗi ngày nữa", Hao nói.

Một số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất khẩu trang cũng đang tính đường rút lui.

Bản tin Lao động việc làm tại Trung Quốc, nơi chuyên theo dõi những biến động việc làm tại đại lục cho hay, một số cuộc cuộc tụ tập của người lao động bùng phát trong những tháng gần đây do một số nhà máy sản xuất khẩu trang đóng cửa đột ngột và không trả lương cho công nhân.

Các doanh nghiệp mà hãng thông tấn AFP liên hệ đều chia sẻ rằng các đơn đặt hàng đã giảm mạnh và một số doanh nghiệp xác nhận họ đang tập trung tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của mình.

"Công ty chúng tôi hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh. Khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, chúng tôi đã tập trung nguồn lực để sản xuất khẩu trang. Nhưng trong thời gian tới, công ty sẽ chuyển về các hoạt động sản xuất khác", một giám đốc bán hàng họ Xu tại một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế ở tỉnh Hà Bắc thổ lộ.

Xu nói công ty đang bán khẩu trang với giá 0,4 nhân dân tệ/chiếc, tương đương 0,06 USD - chỉ bằng 1/4 so với giá họ đã bán ra tại thời điểm dịch bùng phát đầu năm nay ở Trung Quốc.

"Cạnh tranh để tồn tại"

Sau những lời chỉ trích về những đơn hàng khẩu trang xuất sang nước ngoài có chất lượng thấp, giới chức Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp muốn xuất khẩu khẩu trang phải có giấy chứng nhận chất lượng. Chủ trương ấy đã ảnh hưởng tới các nhà sản xuất khẩu trang nhỏ lẻ.

Số liệu của các nhà phân tích cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 50 tỉ khẩu trang - tăng gấp 10 lần tổng sản lượng năm ngoái.

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các chương trình viện trợ khẩu trang cho các nước như một công cụ ngoại giao mà các nhà phân tích gọi là "ngoại giao khẩu trang". Tuy nhiên, những căng thẳng toàn cầu cũng đã ảnh hưởng tới chiến lược ngoại giao ấy của Trung Quốc.

Theo ông Yang thuộc CCST, doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ hiện phải thực hiện gián tiếp thông qua một nước thứ ba do căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh tăng cao.

Song theo các nhà phân tích, Trung Quốc hiện vẫn đang là nhà cung cấp khẩu trang hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp lớn đang tăng cường sản xuất khẩu trang khi COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Hồi tháng trước, nhà sản xuất 3M ở Mỹ tuyên bố họ đang trên đà sản xuất 2 tỉ khẩu trang N95 trong năm 2020, tăng gấp đôi tỉ lệ sản xuất so với năm trước.

Wilfred Yuen, nhà phân tích tại ngân hàng BOCI ở Hồng Kông, nhận định nhu cầu vẫn phát sinh từ Mỹ và ở nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, những nước không thể duy trì nguồn cung khẩu trang của họ. Nhiều nhà sản xuất khẩu trang kém chất lượng hơn sẽ tiếp tục rời khỏi thị trường do qui luật đào thải.

"Khi nhu cầu về khẩu trang giảm dần hoặc nguồn cung khẩu trang chất lượng cao tăng lên, những nhà cung cấp sản phẩm kém chất lượng hơn sẽ phải vật lộn để duy trì thị phần", Yuen bình luận.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.