Các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn đối với 96.000 tỷ nợ, xử lý 128.800 tỷ nợ xấu trong 7 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Bộ KHĐT, đến cuối tháng 7, lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khoảng 96.000 tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm , TCTD cũng đã xử lý được khoảng 128.800 tỷ đồng nợ xấu.

Theo báo cáo tháng 9 và 9 tháng đầu năm nay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được khuyến khích tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đồng thời, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Tính đến ngày 21/9, tín dụng đối với nền kinh tế đạt 5,91% (cùng kỳ tăng 10,83%). Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, các nguồn vốn trong nền kinh tế gặp khó khăn, điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.

Bên cạnh đó, các TCTD cũng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu, được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đến cuối tháng 7, lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khoảng 96.000 tỷ đồng với gần 97.000 lượt khách hàng.

Mặt khác, nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD có xu hướng tăng nhanh từ năm 2022 và tiếp tục tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2023. Đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%. Trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 128.800 tỷ đồng nợ xấu. Về nợ xấu của hệ thống các TCTD xác định theo Nghị quyết 42, tổng nợ xấu tăng 3,42% so với cuối năm 2022. Lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được khoảng 425.900 tỷ đồng nợ xấu.

Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), hiện nay thị trường có 455 mã trái phiếu (cả TPDN và TPCP) niêm yết; quy mô giao dịch bình quân tháng 9 đạt 6.400 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước; bình quân 9 tháng đạt 5.800 tỷ đồng/phiên, giảm 24,1% so với bình quân năm 2022.

Tính đến ngày 15/9/2023, có 51 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 123.000 tỷ đồng (giảm 60,4% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó, khối lượng phát hành kể từ sau khi Nghị định số 08 có hiệu lực thi hành vào ngày 5/3/2023 là 122.100 tỷ đồng. 

Doanh nghiệp bất động sản chiếm 46% tổng khối lượng phát hành (tương đương 56.900 tỷ đồng); 53,7% khối lượng trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo; khối lượng mua lại trái phiếu trước hạn là 168.900 tỷ đồng (gấp 1,39 lần so với cùng kỳ năm 2022). Cơ cấu nhà đầu tư mua TPDN chủ yếu là tổ chức trong nước (92%), nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng thấp (5,18%). 

chọn
[Photostory] Tiến độ khu nhà ở 2.300 tỷ của nhóm Seaholdings tại Bến Lức, Long An
Khu nhà ở thương mại cao tầng Điểm Đến Trung Tâm (tên thương mại là Destino Centro) có tổng diện tích hơn 2,1 ha. Do CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà Viethouse Group làm chủ đầu tư.