Theo thống kê của chuyên trang nghiên cứu thị trường Neilsen, số lượng người tại Việt Nam sử dụng smartphone trong năm 2017 chiếm 71% dân số. Trong đó, iPhone là một trong những thương hiệu được yêu thích thứ 3 sau Samsung và Oppo. Song đây chỉ là bề nổi bởi người Việt thường có nhu cầu mua hàng đã qua sử dụng thay vì đầu tư một khoản quá lớn vào một chiếc iPhone đời mới.
Tuy nhiên, thị trường iPhone cũ ở Việt Nam vô cùng rộng lớn. Chọn mua iPhone cũ đồng nghĩa với việc người dùng đối mặt với những rủi ro trong một “ma trận” gồm đủ loại nguồn gốc xuất xứ. Từ hàng chính hãng, xách tay được tân trang đến hàng cũ do người dùng tự với nhau giao dịch qua hình thức thỏa thuận “miệng”...
Bởi vậy, ngoài việc kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng của máy thì xác định nguồn gốc cũng là vấn đề tối quan trọng. Hiểu rõ về máy có thể còn giúp bạn rinh về chiếc iPhone với mức giá phải chăng hơn.
Cách đơn giản nhất để bạn có thể phân biệt chiếc iPhone (và cả iPad) bán ra là hàng do chủ cũ mua mới, hàng tân trang hay hàng thay thế linh kiện bằng cách kiểm tra thông tin về thiết bị ngay trong phần “Setting”.
Đầu tiên, hãy truy cập theo đường dẫn sau: “Setting> General> About”.
Ký hiệu Model trong phần "About" rất hữu ích để kiểm tra nguồn gốc iPhone/iPad. Nguồn: CNET |
Tại đây, hãy nhìn xuống dòng “Model” bên dưới. Chữ cái đầu tiên của mã hiệu máy sẽ giúp xác minh nguồn gốc. Những thiết bị được ký hiệu bắt đầu bằng chữ cái:
M - hàng được chủ cũ mua mới qua các hệ thống bán lẻ được ủy quyền bởi Apple.
F - hàng đã được tân trang lại (refurbished).
N - hàng đã qua sửa chữa và thay thế linh kiện (replacement).
P - hàng được tùy biến riêng về ngoại hình (personalized)
Nếu chiếc iPhone có ký hiệu Model như “FQCP2LL/A” hoặc “NLY72LL/A” thì người dùng nên cân nhắc về quyết định mua và thỏa thuận một mức giá thấp hơn. Ngoài ra, hai chữ cái nằm ngay trước dấu “/” cũng sẽ tiết lộ quốc gia mà chiếc iPhone được chính hãng Apple phân phối:
VN – Việt Nam. AB – Ai Cập, Arab Saudi và Các tiểu vương Quốc Arab. B – Ireland và Vương quốc Anh. C – Canada. CZ – Cộng hòa Czech. DN – Áo, Đức và Hà Lan. E – Mexico. EE – Estonia. ER – Ireland. FB – Pháp và Luxembourg. FD - Áo, Liechtenstein và Thụy Sĩ. GR – Hy Lạp. HN - Ấn Độ. IP – Italy. J – Nhật. KH – Hàn Quốc. KN – Na Uy. KS – Phần Lan và Thụy Điển. LA - Colombia, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Peru. LE – Argentina. LL – Mỹ. LZ - Chile, Paraguay, Uruguay. MG – Hungary. MY – Malaysia. NF – Bỉ, Pháp, Luxembourg. PL – Ba Lan. PO – Bồ Đào Nha. PP – Philippines. RO – Romania. RS – Nga. SL – Slovakia. SO – Nam Phi. T – Italy. TA – Đài Loan. TU – Thổ Nhĩ Kỳ. X – Australia và New Zealand. Y – Tây Ban Nha. ZA – Singapore. ZP – Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia.
Đó là những thông tin cơ bản về iDevice mà người dùng có thể kiểm tra đơn giản chỉ qua ký hiệu Model. Tất nhiên, để chọn được một chiếc iPhone/iPad cũ với chất lượng tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đòi hỏi người dùng cẩn phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khi ra khỏi cửa hàng để tránh “tiền mất, tật mang”.