Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với sản phẩm đồ uống trong CPTPP

Mục đích của qui tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP, thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định. Đối với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu đồ uống nhập khẩu, việc đáp ứng các qui tắc xuất xứ CPTPP có thể là vấn đề khó khăn.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các sản phẩm đồ uống của Việt Nam phải đáp ứng được qui tắc xuất xứ (QTXX) của Hiệp định.

Cam kết về QTXX trong CPTPP đối với đồ uống được qui định tại Lời văn Chương ba – Qui tắc xuất xứ (các qui tắc chung) và các thủ tục chứng nhận xuất xứ; Phụ lục Chương ba – Qui tắc xuất xứ cụ thể từng nhóm sản phẩm.

Mục đích của qui tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP, thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định. 

CPTPP: Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với sản phẩm đồ uống - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik).

Đối với đồ uống, khả năng đáp ứng các QTXX này phụ thuộc vào từng nhóm cụ thể:

Đối với đồ uống sử dụng nguyên liệu nuôi trồng hoặc khai thác trên lãnh thổ Việt Nam, các nguyên liệu khác như bao bì đóng gói, một số chất phụ gia, chất bảo quản nếu có xuất xứ từ ngoài khu vực CPTPP giá trị cũng không đáng kể, việc đáp ứng QTXX của CPTPP là tương đối dễ dàng.

Đối với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu đồ uống nhập khẩu, việc đáp ứng các qui tắc xuất xứ CPTPP có thể là vấn đề khó khăn.

Về nội dung QTXX

Về cơ bản, QTXX đối với phần lớn sản phẩm đồ uống trong CPTPP là Chuyển đổi mã HS (CTC). 

Cụ thể, theo nguyên tắc này, mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ ở cấp hai số (chuyển đổi Chương), 4 số (chuyển đổi Nhóm), hoặc 6 số (Chuyển đổi Phân nhóm).

Ngoài ra, một số sản phẩm đồ uống có QTXX đặc biệt hơn như Qui tắc về thể tích của nồng độ cồn hoặc kết hợp Qui tắc CTC và Qui tắc hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hay Qui tắc về thể tích nồng độ cồn.

Phụ lục Chương 3 CPTPP nêu cam kết về QTXX của sản phẩm theo mã HS của sản phẩm đó. 

Vì vậy, để biết QTXX áp dụng đối với từng sản phẩm đồ uống cụ thể, cần tra cứu cam kết CPTPP về QTXX cụ thể đối với mã HS đó.

Về thủ tục chứng nhận xuất xứ

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận xuất xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan). 

Tuy nhiên, CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ và bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ như sau:

Trong 5 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam:

Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ chế gồm Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ); Cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song hai cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).

Từ năm thứ 5 kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi:

Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. 

Cụ thể, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong ba cơ chế gồm Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ, Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ, Nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ.

 

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.