Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với sản phẩm rau quả trong CPTPP

Đối với sản phẩm rau quả đã qua chế biến có qui tắc xuất xứ đa dạng, tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP, các sản phẩm rau quả của Việt Nam phải đáp ứng được qui tắc xuất xứ (QTXX) của Hiệp định.

Cam kết về QTXX trong CPTPP đối với rau quả được qui định tại:

- Lời văn Chương 3 – Qui tắc xuất xứ (các qui tắc chung) và các thủ tục chứng nhận xuất xứ.

- Phụ lục Chương 3 – Qui tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng.

CPTPP: Cam kết về Qui tắc xuất xứ đối với các sản phẩm rau quả - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: pexels)

Qui tắc xuất xứ

Mục đích của qui tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định.

Đối với các sản phẩm rau quả tươi hoặc sơ chế của Việt Nam (với thành phần chính là rau quả tươi được trồng tại Việt Nam, các nguyên liệu khác như bao bì đóng gói, một số chất phụ gia, chất bảo quản nếu có xuất xứ từ ngoài khu vực CPTPP giá trị cũng không đáng kể): Khả năng đáp ứng QTXX của CPTPP tương đối cao.

Đối với các sản phẩm rau quả chế biến (với nhiều nguyên liệu khác nhau ngoài rau quả như muối, đường, hương liệu, gia vị... nhập khẩu): Khả năng đáp ứng được QTXX của CPTPP khó hơn.

CPTPP có cam kết về QTXX của sản phẩm theo mã HS của sản phẩm đó. Do đó để biết QTXX áp dụng đối với từng sản phẩm rau quả cụ thể, cần tra cứu cam kết CPTPP về QTXX cụ thể đối với mã HS đó.

Về cơ bản, đối với các sản phẩm rau quả, QTXX trong CPTPP bao gồm hai loại sau:

Chuyển đổi mã HS (CTC): mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương), 4 số (chuyển đổi Nhóm), hoặc 6 số (Chuyển đổi Phân nhóm).

Kết hợp Chuyển đổi mã HS và Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): để có xuất xứ sản phẩm có thể lựa chọn hoặc là đáp ứng được QTXX Chuyển đổi mã HS hoặc là đáp ứng được QTXX Hàm lượng giá trị khu vực (RVC). 

RVC là QTXX yêu cầu hàng hóa phải đạt được một ngưỡng (tính theo tỉ lệ phần trăm) về giá trị nguyên liệu tối thiểu ở trong khu vực FTA (mà ở đây là CPTPP).

Dưới đây là QTXX cụ thể của ba nhóm hàng hóa rau quả:

Đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế thuộc Chương 7: Toàn bộ Chương 07 có QTXX là Chuyển đổi Chương.

Đối với các sản phẩm quả tươi và sơ chế thuộc Chương 8: Đa số các sản phẩm có QTXX chuyển đổi Chương, một số sản phẩm có quy tắc chuyển đổi Phân nhóm, một số kết hợp qui tắc chuyển đổi Chương và qui tắc RVC tối thiểu 45.

Đối với các sản phẩm rau quả đã qua chế biến: Các sản phẩm rau quả chế biến có QTXX đa dạng, tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm mà QTXX có thể là chuyển đổi Chương, Nhóm hoặc Phân nhóm, hoặc chuyển đổi HS kết hợp với RVC tối thiểu 40 (hoặc 45 - 50 với một số ít sản phẩm).

Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận xuất xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan). 

Tuy nhiên CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ và bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ như sau:

Trong 5 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam:

Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ chế:

Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ).

Cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Chú ý: Sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song hai cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).

Từ năm thứ 5 kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi:

Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. 

Cụ thể, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong ba cơ chế là Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ, Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ, Nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ.

chọn
Tiến độ Vành đai 3 TP HCM qua TP Thuận An, Bình Dương
Tuyến Vành đai 3 TP HCM đi qua TP Thuận An có chiều dài khoảng 8 km, đi qua các phường Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Thạnh và An Sơn.