CPTPP: Cam kết thuế quan của Việt Nam đối với giày dép nhập khẩu

Trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam là quốc gia có cam kết mở cửa về thuế quan với sản phẩm giày dép mạnh nhất.
CPTPP: Cam kết thuế quan của Việt Nam đối với giày dép nhập khẩu - Ảnh 1.

So sánh mức thuế Việt Nam cam kết trong CPTPP và các mức thuế hiện đang áp dụng

Với các đối tác đã có FTA trước CPTPP

Trong số 10 đối tác CPTPP, Việt Nam đã có FTA đang có hiệu lực với 7 đối tác (gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Chile, Brunei, Malaysia, Singapore).

Việt Nam cũng đã cam kết xoá bỏ toàn bộ thuế quan (ngay hoặc có lộ trình) với các sản phẩm giày dép Chương 64 trong các FTA này. Cho tới thời điểm tháng 10/2019 hầu hết cam kết này đã hoàn tất lộ trình xóa bỏ thuế.

Vì vậy, CPTPP cơ bản không tạo ra khác biệt đáng kể nào về thuế quan đối với giày dép nhập khẩu từ các đối tác này.

Với các đối tác chưa có FTA trước CPTPP

Đối với Canada, Mexico và Peru (ba đối tác mà trước CPTPP chưa có FTA với Việt Nam), mức thuế MFN trung bình năm 2018 mà Việt Nam đang áp dụng đối với các sản phẩm giày dép nhập khẩu từ các nước này tương đối cao 23,17% .

Do đó, CPTPP sẽ làm thay đổi đáng kể thuế nhập khẩu đối với sản phẩm giày dép từ các nước CPTPP vào Việt Nam theo hướng giảm mạnh mức thuế cho các sản phẩm đáp ứng quy tắc xuất xứ CPTPP.

Tính tới tháng 10/2019, các cam kết về thuế quan của Việt Nam cho đối tác trong CPTPP chỉ có hiệu lực đối với các đối tác đã phê chuẩn CPTPP (gồm Canada, Mexico, Nhật Bản, Singapore, Australia, New Zealand) mà chưa có hiệu lực với các đối tác chưa phê chuẩn Hiệp định này (gồm Peru, Chile, Brunei, Malaysia).

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.