Cấm quảng cáo rượu bia có hạn chế dân bớt uống?

Trong khi Bộ Y tế giữ quan điểm cần kiểm soát chặt quảng cáo rượu bia để hạn chế tiêu dùng, thì nhiều ý kiến cho rằng khó thực thi, sẽ khiến cho DN gặp khó khăn và lợi ích bị chuyển ra nước ngoài.

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại Rượu bia, được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14. Tuy nhiên, đến nay nhiều ý kiến khác nhau về qui định của Luật, trong đó có vấn đề quảng cáo rượu bia.

Tại buổi Tọa đàm công bố Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và qui chế tự quản của doanh nghiệp đồ uống có cồn, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế cho biết, các qui định hạn chế quảng cáo rượu, bia là cần thiết để giảm nhu cầu sử dụng.

Theo bà Trang, không có giới hạn an toàn cho việc sử dụng rượu bia. Do vậy, cần thận trọng khi tuyên truyền. Cần có biện pháp để kiểm soát việc tiêu dùng. Ba nhóm giải pháp thế giới đã làm là: Kiểm soát giảm cung; kiểm soát việc tính sẵn có, tính dễ tiếp cận và việc kiểm soát quảng cáo.

Cấm quảng cáo rượu bia có hạn chế dân bớt uống? - Ảnh 1.

Cho phép quảng cáo thoải mái là tăng tiêu thụ. Bởi quảng cáo là thúc đẩy việc tiếp thị và tiêu dùng sản phẩm. Giảm quảng cáo sẽ giúp giảm tiêu dùng. Vì vậy, các qui định về quảng cáo trong dự thảo luật là phù hợp, như không hạn chế đối với sản phẩm dưới 5,5 độ cồn; hạn chế nhất định với sản phẩm từ 5,5 đến 15 độ cồn, và cấm hoàn toàn quảng cáo với sản phẩm trên 15 độ cồn. qui định này không ảnh hưởng gì đến doanh thu của ngành quảng cáo, bà Trang khẳng định.


Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu quản kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc cấm quảng cáo, có thể dẫn đến hậu quả là, tự do kinh doanh bị ảnh hưởng và quiền tự quiết của người tiêu dùng cũng bị hạn chế. Việc quản đồ uống có cồn là cần thiết, nhưng cần xác định đúng đối tượng, đúng phạm vi và với biện pháp phù hợp; cần phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, tính khả thi của các biện pháp, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu đề xuất, qui định cấm tuyệt đối việc quảng cáo rượu 5,5- 15 độ cồn và bia trên 5,5 độ trong chương trình, hoạt động thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh nên thay bằng biện pháp hạn chế. Ví dụ, cấm đối với chương trình có trẻ em dưới 18 tuổi tham gia; chương trình được xây dựng cho nhóm đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi.

Cấm quảng cáo rượu bia có hạn chế dân bớt uống? - Ảnh 2.

Việc cấm quảng cáo trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em nên thay bằng cấm …. từ 18 giời đến 20 giờ.


Qui
định cấm, hạn chế quảng cáo, thì lợi ích chuyển sang doanh nghiệp ở nước ngoài. Đến nay quảng cáo theo khu vực, địa đang bị xóa nhòa. Các chương trình thể thao được truyền hình trực tiếp, do các đài truyên hình trong nước mua bản quiền từ nước ngoài khó ngăn được quảng cáo. Hay sự phát triển đa dạng của quảng cáo trên Google và Face Book mang tính toàn cầu.

Việc kiểm soát chặt hơn đối với quảng cáo đồ uống có cồn trên các kênh truyền thông truyền thống tại Việt Nam sẽ chỉ làm gia tăng tác động kinh tế và thúc đẩy việc chuyển dịch sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số trên mạng xã hội với phần lớn doanh thu được chuyển ra nước ngoài thay vì được ghi nhận tại Việt Nam.

Cấm quảng cáo rượu bia có hạn chế dân bớt uống? - Ảnh 3.

Cùng với đó, những qui định chung chung thì không mang tính khả thi và dẫn đến nhờn luật, vô hiệu hóa qui định của pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cạnh tranh của DN. Ví dụ cấm sử dụng âm nhạc hình ảnh quen thuộc để quảng cáo rượu bia. qui định này không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến DN. DN sợ nhất là rủi ro do qui định không khả thi gây ra, ông Hiếu nói.


Việc cấm quảng cáo sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của các tổ chức truyền thông của Việt Nam, mất nguồn đầu tư tài trợ cho rất nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, các thành viên trong hiệp hội đều cam kết tuân thủ truyền thông thương mại phải hợp pháp và đúng qui định. Truyền thông quảng cáo thực hiện nhằm mục đích giúp cho người đủ tuổi uống bia có đủ hiểu biết để lựa chọn sản phẩm.

Tất cả các hoạt động truyền thông về thương mại phải tuân thủ luật pháp hiện hành của Việt Nam, các qui định về quảng cáo và các qui chế tự điều chỉnh. Trong đó, có việc, tất cả các hình thức truyền thông thương mại không bao giờ được nhằm vào những người vị thành niên hoặc khách hàng dưới độ tuổi uống bia.

Nội dung quảng cáo trên mạng internet, tin nhắn SMS hoặc bất kỳ công nghệ trên Web phải có khuynh huớng rõ ràng là dành cho người trên 18 tuổi. Các hoạt động truyền thông phải được thực hiện ở một nơi có khoảng cách hợp xa trường học, những nơi thờ phụng, các sân chơi công cộng.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.