Cân bằng giữa quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng trường

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để cân bằng giữa quyền hạn và trách nhiệm của HĐT.
can bang giua quyen han va trach nhiem cua hoi dong truong Hơn 5.000 sinh viên Hutech ‘quẩy’ hết mình cùng cặp đôi ‘Cô gái đến từ hôm qua’
can bang giua quyen han va trach nhiem cua hoi dong truong Khai mạc Giải Bóng đá sinh viên TP. Hồ Chí Minh

Tăng cường vai trò của HĐT

Theo Điều 16 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, HĐT được thành lập ở trường ĐH, học viện công lập. HĐT là tổ chức quản trị, đại diện các bên có lợi ích liên quan và đại diện quyền sở hữu Nhà nước đối với cơ sở giáo dục ĐH; có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; quyết nghị về cơ cấu tổ chức, danh mục vị trí việc làm, xác định cơ cấu lao động theo chức danh nghề nghiệp...

Để HĐT đáp ứng được các vai trò quan trọng kể trên, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đã bổ sung nhiều nội dung liên quan đến cơ cấu của tổ chức này. Trong đó có việc, HĐT được đề nghị phải có tối thiểu 30% thành viên bên ngoài trường nhưng quan tâm hoặc có quyền và lợi ích liên quan đến sự phát triển của trường.

Trước những nội dung mới trong quyền hạn của HĐT, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, đối với trường đại học công lập, để HĐT thành cơ quan quyền lực cần quy định quyền, vai trò và trách nhiệm của HĐT.

Cần phải làm rõ trách nhiệm của HĐT ngay trong Luật, gắn với quyền lực; tránh để quyền thì thuộc HĐT mà trách nhiệm thì hiệu trưởng chịu hết. Việc phân định trách nhiệm cụ thể nếu có giữa HĐT và hiệu trưởng phải đưa vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường, chứ không thể đưa vào quy chế tổ chức và hoạt động của riêng HĐT.

can bang giua quyen han va trach nhiem cua hoi dong truong
Cân bằng giữa quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng trường

Để tăng quyền lực và trách nhiệm của HĐT, ngoài chức năng, nhiệm vụ như quy định trong Luật, còn tăng thẩm quyền quyết định, trong đó có bầu hiệu trưởng và ban giám hiệu, trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

“Phương án HĐT tổ chức quy trình bầu hiệu trưởng, trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận là hợp lý. Tuy nhiên cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền cụ thể là gì, vì hiện tại Bộ, ngành, địa phương là cơ quan chủ quản” - PGS Trần Văn Tớp cho biết.

Làm rõ quy chế tổ chức hoạt động của HĐT

Về thành phần HĐT, PGS.TS Trần Văn Tớp cho rằng, nên giảm thành phần đương nhiên (ban giám hiệu chỉ cần hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng), tăng thành phần đại diện cán bộ, các đơn vị, nếu đủ điều kiện có thể đưa đại diện hội sinh viên (chủ tịch hội sinh viên) vào thành phần HĐT.

Dự thảo Luật đã sửa đổi tiêu chuẩn đối với chủ tịch HĐT. Hiện nay, hầu hết các trường, chủ tịch HĐT chưa hề tham gia quản lý cấp ban giám hiệu mà thường là cấp trưởng phòng.

Trong Dự thảo Luật, quy định chỉ cần có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm hoặc được đào tạo về quản trị đại học. Kiến nghị là chủ tịch HĐT phải tham gia quản lý cấp ban giám hiệu ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên và (không phải là hoặc) được đào tạo về quản trị đại học.

Trong Dự thảo Luật không định tuổi, nhưng dễ áp dụng máy móc theo các văn bản quy định pháp luật khác. Do đó phải nới độ tuổi của chủ tịch HĐT còn trong biên chế (ví dụ kéo dài theo Nghị định 141).

Theo TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, vai trò của HĐT chính là ở chỗ đại diện cho cơ quan chủ quản trong giám sát việc thực hiện tự chủ của các cơ sở GDĐH. Nó là thiết chế bắt buộc phải có để Nhà nước giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH.

Điều này được làm rõ trong Luật. Vì vậy, HĐT được thành lập ở trường đại học, học viện công lập và phải đảm bảo cơ cấu và năng lực thực hiện theo quy định của điều này trước khi được giao quyền tự chủ.

PGS.TS Trần Văn Tớp cho rằng, hội đồng đại học cũng tổ chức thực hiện quy trình bầu giám đốc, quyết nghị kế hoạch tài chính... Đối với các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng thì quan hệ giữa hội đồng đại học, ban giám đốc với hội đồng trường thành viên thế nào?

Hiệu trưởng trường thành viên phải tuân theo Nghị quyết của hội đồng đại học, ban giám đốc và hội đồng trường. Do đó, nếu thực hiện theo mô hình này thì quan hệ này phải làm rõ trong quy chế tổ chức hoạt động của hội đồng trường và hội đồng đại học.

Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lý Giáo dục, trường công lập có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình và chịu sự giám sát của hội đồng trường, xã hội. Nếu như trước đây quản lý trường học theo cơ chế nặng về hành chính, từ trên xuống thì gần đây các trường học chuyển dần sang cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình.

Người học/cha mẹ học sinh đang dần trở thành khách hàng của hệ thống giáo dục và tham gia vào quản lý giáo dục ở cấp độ trường học sẽ đòi hỏi việc quản lý trường học phải tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng học tập của học sinh thông qua các điều kiện giáo dục, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên…. để đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo công bằng, hiệu quả và chất lượng giáo dục.

“Đối với giáo dục đại học, tự chủ cao hơn phổ thông và các cấp học khác, tuy nhiên trách nhiệm giải trình không rõ ràng do việc không có HĐT hoặc HĐT tồn tại một cách hình thức, không thực hiện được vai trò giám sát, đánh giá và giải trình của nhà trường. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là người học, mỗi trường đại học cần có HĐT đủ nhạy bén để đưa ra những chính sách, chiến lược hoạt động hiệu quả” - PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền chia sẻ.
can bang giua quyen han va trach nhiem cua hoi dong truong Hơn 5.000 sinh viên Hutech ‘quẩy’ hết mình cùng cặp đôi ‘Cô gái đến từ hôm qua’

Hơn 5.000 sinh viên “quẩy” hết mình trong đêm Gala Chung kết cuộc thi Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM.

can bang giua quyen han va trach nhiem cua hoi dong truong Khai mạc Giải Bóng đá sinh viên TP. Hồ Chí Minh

Ngày 05/01, tại Sân vận động trường Đại học Tôn Đức Thắng (số 19, Nguyễn Hữu Thọ) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Bóng đá ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.