Cận cảnh nhà 'quan tài' nhà 'con nhộng' tại Hồng Kông và Nhật Bản

Giá nhà ở Hông Kông 9 năm liền nằm trong danh sách những nơi đắt nhất thế giới đã dẫn đến cảnh những người dân lap động có mức thu nhập trung bình phải ở trong căn nhà nhỏ hẹp mang tên nhà "quan tài", điều này cũng tương tự như những người nghèo tại Nhật Bản phải sống trong những căn nhà "con nhộng".

Nhiều người ấn tượng bởi sự thịnh vượng và phát triển nhanh chóng của Nhật Bản, tuy nhiên bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng không tránh khỏi sự phân hoá giàu nghèo và nước Nhật cũng không nằm ngoại lệ.

Những người có thu nhập thấp không có đủ tài chính để mua hay thuê những ngôi nhà rộng thì nhà con nhộng là sự lựa chọn tối ưu tại Nhật Bản, điều này cũng tương tự với Hồng Kông.

Hồng Kông là một trong những nơi sinh sống đắt đỏ nhất trên thế giới với giá nhà ở trung bình cao gấp 19 lần thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình.

Dân số tăng, giá thuê nhà đắt đỏ là những lý do khiến nhiều người lao động thu nhập thấp ở Hồng Kông chấp nhận cuộc sống trong không gian chật hẹp, tối tăm trong những ngôi nhà "quan tài".

u=3673714209,567617271&fm=173&app=25&f=JPEG

40 năm kể từ khi khách sạn con nhộng (Capsule hotel) đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động tại Osaka, hình thức khách sạn này đã không ngừng phát triển và hiện đã có vô vàn biến thể từ hình thức khách sạn giá rẻ và chỉ nhằm để ngủ. (Ảnh: Sohu).

u=1859483150,1348081960&fm=173&app=25&f=JPEG

Trên thực tế, giá cả ở Nhật Bản hết sức đắt đỏ. Những người có mức thu nhập thấp không thể mua được nhà sẽ chỉ có sự lựa chọn duy nhất là nhà "con nhộng" để ngả lưng mỗi đêm. Ngay cả tủ quần áo cũng cực kì nhỉ, chỉ có thể để được 2-3 bộ. (Ảnh: Sohu).

u=1363720901,303720162&fm=173&app=25&f=JPEG

Những căn nhà "con nhộng" này thường được xếp chồng lên nhau và có cảm giác giống với những chiếc giường tầng tại kí túc xã sinh viên, trong ngôi nhà "con nhộng" này, người ta chỉ có thể ngồi hoặc nằm,. Họ chỉ muốn trở về vào ban đêm để có chỗ nghỉ ngơi, ngủ và đi làm vào ban ngày. Một số cư dân mạng cho rằng, nếu ở liên tục trong những ngôi nhà này vài ngày liên tục, họ sẽ bị trầm cảm trong một thời gian dài. (Ảnh: Sohu).

u=3434485366,1590390294&fm=173&app=25&f=JPEG

Ở Nhật Bản, tại những khu vực nhà ở "con nhộng" hàng xóm của bạn có thể là bất kì ai, từ những người đang thất nghiệp, người lao động thu nhập thấp hay những người làm ca đêm nhỡ chuyến xe về nhà. (Ảnh: Sohu).

u=2785408667,3302386923&fm=173&app=25&f=JPEG

Tại Hồng Kông, những người có thu nhập thấp cũng phải sinh sống trong những không gian nhỏ hẹp, nhưng không giống như Nhật Bản, tạ đây chúng có cái tên là nhà "quan tài". (Ảnh: Sohu).

u=1918500821,2486481841&fm=173&app=25&f=JPEG

Một căn hộ rộng khoảng 37m vuông có thể được chia nhỏ để chứa gần 20 không gian kín với giường đôi, và đôi khi được phân cách bởi tấm gỗ hoặc thậm chí bằng dây. Vài giường như thế này dùng chung một phòng bếp và nhà vệ sinh, với diện tích tương đương. (Ảnh: Sohu).

u=4294201957,594766107&fm=173&app=25&f=JPEG

Những căn nhà quan tài chật hẹp đến nỗi chỉ để vừa chiếc giường đơn, trong khi không gian nhà vệ sinh, nhà bếp phải dùng chung. Phòng khách cũng là phòng ngủ và làm việc. Tuy có không gian rất chật hẹp nhưng những căn nhà cho thuê này cũng có mức giá không hề rẻ, khoảng 3000 nhân dân tệ/tháng (Khoảng 10 triệu VND).

u=1971659667,3506377519&fm=173&app=25&f=JPEG

Theo báo cáo được CBRE ( Công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ) công bố hồi tháng 4 vừa qua, giá nhà trung bình tại Hồng Kông ở mức 1,2 triệu USD, trong khi mức giá trung bình trong phân khúc nhà cao cấp lên tới 6,9 triệu USD. (Ảnh: Sohu).

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.