Cận cảnh những 'Ông lợn' nặng 200 kg tại lễ hội La Phù

Tối ngày 9/2, hàng nghìn người dân đã đổ về xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) để cùng tham gia lễ hội rước lợn La Phù.

Theo truyền thống hàng năm, người dân xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại tưng bừng mở lễ hội rước lợn vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch.

ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017 'Bí ẩn' chiếc áo choàng của 'Ông lợn’ tại lễ rước lợn ở La Phù

Theo ông Ngô Văn Như – một người có vinh dự được nuôi lợn lễ trong gần 20 năm qua ở xã La Phù (Hoài ...

ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Sau khi mổ, những "ông lợn" được "trang điểm" hết sức tỉ mỉ.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Một "ông lợn" được gọi là đạt tiêu chuẩn khi có tai to, mặt lớn, mình dài, chân cao và da phải trắng không có vết.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Mỗi ông lợn đều được khoác lên mình "áo choàng" trước khi đem đi tế Thánh.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Các cụ cao niên trong ban khánh tiết đình làng tiến hành kiểm tra, đánh giá sơ bộ về lễ (các ông lợn) của các xóm.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Nếu "Ông lợn" đạt điểm cao thì sẽ được trao cờ hiệu để đến tối đưa vào đình để lễ Thánh.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Đến khoảng 18h cùng ngày, các "Ông lợn" của 11 thôn, xóm lần lượt được rước tới đình làng.

Các "Ông lợn" được rước vào trong đình làng trong tiếng reo hò của nhiều người dân.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Trung bình mỗi "Ông lợn" có trọng lượng khoảng 200kg và được chủ nuôi chăm sóc vô cùng cẩn thận nhằm thể hiện sự tôn kính đối với Thành hoàng làng - Tĩnh Quốc Tam Lang đã có công dẹp giặc có từ thời Vua Hùng thứ 6.
ngam nhung ong lon khung trong le hoi la phu nam 2017
Khoảng 22h, toàn bộ 17 "ông lợn" đã được tập trung tại đình làng. Trong đó có 6 "ông lợn" được rước vào tận trong hậu cung của đình để lễ Thánh.

Ông Nguyễn Hữu Khoa - Phó Chủ tịch UBND xã La Phù cho biết, tục lệ rước lợn ở địa phương vốn xuất hiện từ nhiều thế kỷ nay, chủ yếu dựa theo thuyết mổ lợn khao quân. Tương truyền vào thời Vua Hùng thứ 6, có vị tướng quân là Tĩnh Quốc Tam Lang đã vâng lệnh Vua đi dẹp giặc để giữ yên bờ cõi. Trước khi đánh trận, ông thường lệnh cho mổ lợn để khao quân nên người dân khi ấy thường dâng lợn để khao quân sĩ. Đến khi Ngài về trời, người dân đã tôn Ngài là Thành Hoàng làng và giữ nguyên tập tục rước lợn để tế Thánh cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.

Cũng theo ông Khoa, những hộ dân được thôn, xóm giao trọng trách nuôi các "Ông lợn" để tế Thánh rất vinh dự và tuân thủ các quy định khắt khe. "Nuôi lợn để tế phải cho ăn các thức ăn tự nhiên, không có chất tăng trọng. Người lạ không được phép vào xem nếu như không có sự cho phép của chủ nuôi. Mùa đông phải giữ ấm, mùa hè phải làm mát cho lợn, chuồng nuôi phải sạch sẽ. Chủ nuôi đối xử với "Ông lợn" như người nhà nên mới có cách xưng hô trịnh trọng như vậy", ông Khoa chia sẻ thêm.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.