Căn cứ pháp lý nào để TP Hà Nội đưa ra lộ trình cấm xe máy vào nội đô?

Nhiều người băn khoăn, căn cứ pháp lý nào để TP Hà Nội đưa ra lộ trình đến năm 2030 cấm xe máy hoạt động tại khu vực các quận nội thành?

Trước những thông tin liên quan tới việc TP.Hà Nội lên lộ trình cấm xe máy vào nội đô không chỉ khiến người dân thấy hoang mang mà còn khiến nhiều chuyên gia băn khoăn.

Và câu hỏi mà không ít người đặt ra là, nếu cấm thì người dân đi xe máy từ nội thành ra ngoại thành thế nào và ngược lại; căn cứ pháp lý nào để Hà Nội đưa ra lộ trình đến năm 2030 cấm xe máy hoạt động tại khu vực các quận nội thành?

Đây cũng là một trong những nội dung được đưa ra “mổ xẻ” tại Hội nghị phản biện về dự thảo nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030.

can cu phap ly nao de tp ha noi dua ra lo trinh cam xe may vao noi do
Lộ trình cấm xe máy vào nội đô đang vấp phải nhiều ý kiến băn khoăn của cả người dân và chuyên gia

Trước vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho hay, việc Hà Nội hạn chế xe máy vào nội thành là làm cho đại bộ phận nhân dân, chăm lo cho cuộc sống bền vững của người dân chứ không phải làm cho một số người hay chỉ là quản lý một vài cái xe máy… Và lộ trình vào năm 2030 cấm xe máy tại nội thành là lộ trình dài để Hà Nội có căn cứ, mục tiêu cụ thể đong đếm được để thực hiện…

Chia sẻ về mặt pháp lý và điều kiện để thực hiện mục tiêu dự thảo nghị quyết, ông Hùng cho biết, còn nhiều vấn đề. Hiện, Hà Nội đang và sắp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có các giải pháp tăng cường năng lực giao thông công cộng, tổ chức giao thông hợp lý, áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, tuyên truyền cho người dân…

Còn Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ông Vũ Văn Viện thì cho rằng, việc cấm xe máy tại khu vực nội thành vào năm 2030, thẩm quyền tổ chức giao thông là của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Trước thực tế giao thông hiện tại, bà Trần Thị Kim Đăng, trường ĐH GTVT Hà Nội nhận định, việc cấm xe máy hoạt động nội đô là cần thiết nhưng khó làm. Bởi lẽ, trên lý thuyết, cấm xe máy phải có giao thông công cộng thay thế. Nhưng ở Hà Nội, các phương tiện giao thông công cộng còn nhiều hạn hẹp cả về nút giao thông công cộng lẫn điểm chờ xe.

Ở một góc độ khác, ông Ngô Anh Tuấn, nguyên Giám đốc sở Quy hoạch & Kiến trúc Hà Nội đưa ra quan điểm cho rằng, dự thảo này dường như đặt nặng việc “cấm đoán” hơn là đưa ra giải pháp tập trung phát triển giao thông công cộng rồi mới đề cập đến hạn chế xe cá nhân, tiến tới cấm xe máy.

“Dừng hoạt động xe máy tại nội thành không thể 1 năm cụ thể mà phải gắn với sự phát triển của giao thông công cộng đến mức nào, gắn với kết quả đạt được về hạ tầng giao thông”, ông Tuấn chia sẻ.

can cu phap ly nao de tp ha noi dua ra lo trinh cam xe may vao noi do Hà Nội cấm xe máy nội đô vào năm 2030: Lộ trình liệu có khả thi?

Đề án sẽ nghiên cứu để hạn chế phương tiện giao thông vào một số khu vực dễ gây ùn tắc giao thông bằng biện ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.