Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: 'Chúng ta cấm ô tô từ rất lâu và bây giờ mới nói đến xe máy'

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết chúng ta đã cấm ô tô từ rất lâu và bây giờ mới nói đến xe máy.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Chúng ta cấm ô tô từ rất lâu và bây giờ mới nói đến xe máy  - Ảnh 1.

Xe máy đang là phương tiện giao thông của phần lớn người dân ở Hà Nội. (Ảnh: Nam Định).

"Chúng ta đã cấm ô tô từ rất lâu"

Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao về thông tin "cấm xe máy" ở Hà Nội. Chiều 19/3, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện đã có chia sẻ về vấn đề này.

Ông Viện nói, ùn tắc giao thông là vấn đề thời đại, không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước kinh tế, hạ tầng phát triển tốt vẫn ùn tắc.

Theo vị này, năm 2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 16 về đề xuất các giải pháp giảm ùn tắc giao thông trong đó có giải pháp phát triển vận tải công cộng, giảm phương tiện cá nhân.

"Giải pháp này nêu rất rõ về việc cấm ô tô tại một số tuyến phố trong khoảng thời gian nhất định.

Việc cấm ô tô là điều không mới trong khi nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao cấm xe máy không cấm ô tô", ông Viện nói.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, năm 2013, Hà Nội có Quyết định số 06 với nội dung phân vùng hoạt động ô tô.

Và trên thực tế, Hà Nội có nhiều khu vực cấm, hạn chế ô tô theo khung giờ như cao điểm, buổi đêm.

Ông Viện cũng nêu ví dụ về việc cấm taxi trên một số tuyến phố và cấm cả "taxi công nghệ".

"Chúng ta cấm ô tô từ rất lâu và bây giờ mới nói đến xe máy", ông Viện nói.

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, tình hình ùn tắc giao thông nghiêm trọng như một thảm họa.

"Trước tình hình này, nếu không làm gì thì có lỗi với nhân dân. Vấn đề quản lí phương tiện cá nhân bao gồm tất cả các loại phương tiện. Xe máy chỉ là một trong những phương tiện hạn chế", ông Viện nói.

Vị này cũng cho biết, để dừng được xe máy thì cần phải có giải pháp, lộ trình từng bước.

"Vấn đề này không phải Hà Nội tự làm. Mới đây nhất Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 12 về việc tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT, giảm ùn tắc giao thông.

Và khi có mục tiêu đến 2030 thì chúng tôi phải nghiên cứu xây dựng lộ trình. Đây là chủ trương đúng nhưng thực hiện rất khó.

Tôi biết khó lắm, đụng chạm lắm nhưng phải làm!", ông Viện nhấn mạnh.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Chúng ta cấm ô tô từ rất lâu và bây giờ mới nói đến xe máy  - Ảnh 2.

Buýt nhanh BRT bị "tắc" vì phương tiện cá nhân. (Ảnh: Nam Định).

"Hà Nội đang đi đúng hướng!"

Theo vị này, việc hạn chế xe máy không phải đưa ra để gây khó cho người dân mà đưa ra để cùng bàn bạc.

Đối với việc hạn chế xe máy, ông Viện cũng cho biết giao thông công cộng phải đáp ứng; việc cấm tuyến nào phải khảo sát, nghiên cứu kĩ càng.

"Hạn chế xe máy ở đâu phải trên cơ sở nghiên cứu khoa học, thực tiễn, phải đáp ứng vận tải công cộng. Đừng nói ngày mai cấm làm người dân giật mình.

Việc dừng đăng kí xe máy cũng mới chỉ là nghiên cứu chứ chưa có quyết định", ông Viện cho biết thêm.

Cũng liên quan đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, Tổng giám đốc Metro Hà Nội Vũ Hồng Trường cho rằng cần 3 giai đoạn.

Thứ nhất là ưu tiên nguồn lực phát triển, cải tạo hạ tầng giao thông; thứ hai là kiểm soát sử dụng phương tiện cá nhân và thứ ba là hạn chế, tiến tới dừng sử dụng phương tiện cá nhân.

"Hà Nội đang đi đúng hướng!", ông Vũ Hồng Trường nói.

Toàn cảnh 2 tuyến đường dự kiến hạn chế xe máy ở Hà Nội: Người dân đi thế nào?Toàn cảnh 2 tuyến đường dự kiến hạn chế xe máy ở Hà Nội: Người dân đi thế nào? Chuyên gia giao thông: ‘Quan điểm chỉ hạn chế xe máy là sai hoàn toàn’Chuyên gia giao thông: ‘Quan điểm chỉ hạn chế xe máy là sai hoàn toàn’ Gần 63% người dân Sài Gòn đồng tình hạn chế xe cá nhân, chuyên gia nói ‘rất khó’Gần 63% người dân Sài Gòn đồng tình hạn chế xe cá nhân, chuyên gia nói ‘rất khó’
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.