Cần kiểm soát việc giả danh bác sĩ tư vấn bán hàng qua điện thoại

Bộ Y tế cho biết việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng sự thật về sản phẩm cần có cơ chế để kiểm soát.

Cần kiểm soát việc giả danh bác sĩ tư vấn bán hàng qua điện thoại - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: GD&TĐ)

Theo thông tin từ Bộ Y tế, năm 2018, đơn vị này và Sở Y tế của 63 tỉnh/thành phố đã xử phạt vi phạm hành chính 88.651.646.947 đồng, tăng 1,4 lần so với cùng kì năm 2017 (năm 2017 tổng số tiền phạt 63.028.296.613 đồng).

"Hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát thị trường được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có liên quan.

Các trường hợp vi phạm được phát hiện, xử lí bằng nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, được công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn", Bộ Y tế cho hay.

Tuy nhiên, Bộ này cho biết vẫn còn tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Cụ thể như sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (sản phẩm giảm cân, sinh lý nam, ăn ngon, ngủ ngon...); quảng cáo quá mức, quảng cáo mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, sử dụng hình hình, uy tín cơ sở y tế, nhân viên y tế...

"Tình trạng bán hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat..., lên đơn hàng và giao hàng qua đặt hàng online, chuyển hàng qua bưu điện, thuê người vận chuyển... đang là hình thức khá phổ biến.

Hình thức này cá nhân bán hàng không công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa, họ thường giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, việc giả danh bác sỹ, dược sỹ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng sự thật về sản phẩm cần có cơ chế để kiểm soát", Bộ Y tế thông tin.

Bộ Y tế cũng cho biết, theo báo cáo tổng hợp về phản ánh của người dân qua đường dây nóng 1900-9095, trong năm 2018 Tổng đài đã tiếp nhận 11.336 cuộc gọi đúng phạm vi xử lí của đường dây nóng.

Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, lãnh đạo các đơn vị đã xử lí nghiêm khắc các cán bộ vi phạm trong quá trình phục vụ người bệnh.

Cụ thể, đã có 171 trường hợp bị khiển trách; 18 trường hợp bị điều chuyển sang bộ phận khác, xử lý kỷ luật 7 trường hợp, 4 trường hợp được cho nghỉ việc, 91 trường hợp bị cắt thi đua, do có hành vi, thái độ không đúng mực trong quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Được biết, trong Quý I năm 2019, Bộ Y tế đã triển khai 9 đoàn thanh tra, kiểm tra.

Cụ thể là thanh tra toàn diện công tác bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, công tác quản lí nhà nước về Dân số của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình; Sở Y tế tỉnh Phú Yên; Sở Y tế Kon Tum và Sở Y tế Hậu Giang; thanh tra chuyên đề việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn 02 tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Hành nghề y tế tư nhân tại một số cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các quy định về khám, chữa bệnh và Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp.

Qua thanh tra, kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở với tổng số tiền là: 14.000.000đ (Mười bốn triệu đồng chẵn).

Trong năm 2018 và Quý I/2019, theo số liệu báo cáo của các Sở Y tế tỉnh, thành phố đã triển khai thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực an toàn thực phẩm tại 63 tỉnh, thành phố, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 673.490 cơ sở, phát hiện 116.258 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm chiếm 17,26%; đã xử lý 41.229 cơ sở (chiếm 35,46% số cơ sở vi phạm), trong đó phạt tiền 35.613 cơ sở với số tiền phạt: 82.565.278.000 đồng.

Một số địa phương có số tiền xử phạt cao, bao gồm: TP Hà Nội xử phạt 8.238 cơ sở, số tiền 28.809.934.000 đồng; TP Hồ Chí Minh xử phạt 2.646 cơ sở, số tiền 20.610.604.191 đồng.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.