Cận Tết, trái cây nhập khẩu ‘tràn’ chợ dân sinh: Đâu là hàng ‘xịn’?

Nếu trước đây hoa quả nhập khẩu có xuất xứ Mỹ, Pháp, New Zealand...chỉ xuất hiện trên kệ hàng của siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên hoa quả nhập khẩu, thì hiện nay, tại các khu chợ dân sinh, dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của "nho Mỹ", "lê Hàn Quốc", "kiwi New Zealand"... với tem mác "xịn".

Chợ, cửa hàng, siêu thị… mỗi nơi một giá

Tại các siêu thịu lớn như Big C hay Lotte bày bán rất nhiều trái cây nhập khẩu. Táo Pháp các loại giá chỉ 39.900 đồng/kg, táo Mỹ xanh 82.9000 đồng/kg; lê Hàn Quốc 64.900 đồng/kg, nho Mỹ tím không hạt giá 151.900 đồng/kg, nho đỏ Mỹ 135.900 đồng/kg, dâu tây Hàn Quốc 399.000 đồng/kg, kiwi New Zealand ruột xanh hiện có giá 69.000 đồng/kg, ruột vàng giá khoảng 140.000 đồng/kg, lê Nam Phi khoảng 70.000 đồng/kg. Chỉ riêng tại hệ thống siêu thị BigC (Long Biên, HN), theo khảo sát của PV mặt hàng táo đã có đến 7 loại (táo xanh, Tagg, Kiki, Gala, Fuji, Sonya, Rose), có giá dao động từ 39.900 – 103.900 đồng/kg.

can tet trai cay nhap khau tran cho dan sinh dau la hang xin
Táo Pháp các loại giá chỉ 39.900 đồng/kg, tại siêu thị BigC Long Biên.

Trong khi đó, tại một số cửa hàng chuyên hoa quả nhập khẩu có tiếng ở HN như T&T Fruits Shop, Klever Fruits thì giá cả các loại hoa quả lại cao hơn hẳn giá bán ở các siêu thị nêu trên. Cảm quan, hình dáng và màu sắc cũng có nhiều khác biệt.

Cụ thể, tại T&T Fruits Shop , lê Hàn Quốc size nhỏ giá 140.000 đồng/kg, size to giá 189.000 đồng/kg; Táo Envy Mỹ size to giá 230.000 đồng/kg; Táo gala Mỹ giá 100.000 đồng/kg; Táo Nam Phi giá 150.000 đồng/kg; Đào Nam Phi giá 390.000 đồng/kg; Dâu tây Hàn Quốc 150.000 đồng/hộp 250 gram; Nho đỏ không hạt Mỹ 199.000 đồng/kg.

Tại Klever Fruits : Lê Hàn Quốc giá 199.000 đồng/kg; Táo rose New Zealand giá 139.000 đồng/kg, táo Envy New Zealand giá 299.000 đồng/kg, táo Fuji Mỹ có giá 89.000 đồng/kg, , táo Fuji Hàn Quốc giá 249.000 đồng/kg, táo hữu cơ Gala Mỹ 179.000 đồng/kg, táo Gala Mỹ giá 129.000 đồng/kg, táo gale Pháp giá 99.000 đồng/kg, Nho Thomcord - Nho Mỹ giá 499.000 đồng/kg; Dâu tây Hàn Quốc 299.000 đồng/hộp 500 gram

Từ những đơn giá được các siêu thị và cửa hàng nêu trên cho thấy, giá hoa quả nhập khẩu mỗi nơi đang có một giá.

Đơn cử, lê Hàn Quốc có sự chênh lệch nhau rất nhiều, rẻ nhất là siêu thị Big C giá khuyến mãi chỉ 64.900 đồng/kg,tại tại T&T Fruits Shop là 189.000 đồng/kg , còn cửa hàng chuyên bán hoa quả nhập khẩu Klever Fruits có giá 299.000 đồng/kg. Nho đỏ không hạt Mỹ tại Big C giá 135.900 đồng/kg, tại T&T Fruits Shop là 199.000 đồng/kg và tại Klever Fruits giá 299.000.

can tet trai cay nhap khau tran cho dan sinh dau la hang xin
"Táo Mỹ", "nho Mỹ", "lê Hàn Quốc", "kiwi New Zealand" bán nhiều tại chợ dân sinh.

Cẩn thận “ăn quả lừa”

So với giá cùng loại trong nước, giá trái cây nhập cao hơn gấp nhiều lần. Như nho đen không hạt Mỹ được bán với giá từ 150-200.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá nho đỏ Ninh Thuận nho xanh Phan Rang chỉ có giá khoảng 50.000- 60.000 đồng/kg. Hay cam, quýt Mỹ là từ 70.000- 140.000 đồng/kg, trong khi cam sành Việt Nam giá chỉ từ 35.000 - 43.000 đồng và quýt loại 1 giá 55.000-65.000 đồng/kg.

Dù giá cao hơn 2-3 lần trái cây nội, trái cây nhập khẩu vẫn rất được ưa chuộng.

Điều đặc biệt là hiện nay, tại các chợ truyền thống cũng thường xuyên xuất hiện các mặt hàng gắn mác “trái cây nhập khẩu”. Cụ thể, tại chợ Ngọc Lâm, táo Fuji Mỹ có giá 160.000 đồng/kg, táo Gala Mỹ 150.000 đồng/kg, táo Rose New Zealand 150.000 đồng/kg, Lê Hàn Quốc size nhỏ 150.000 đồng/kg, size to giá 250.000 đồng/kg… Khi PV thắc mắc, táo Mỹ loại trong siêu thị BigC bán 80.000 đồng/kg, một chủ kiot tại chợ này cho biết: “Ở đây không có loại trái cây nhập khẩu nào mà giá dưới 100.000 đồng/kg. Muốn mua rẻ thì vào siêu thị mà mua”.

Tuy khẳng định chắc nịch rằng “nếu phát hiện trái cây của chị không phải hàng “xịn” nhập từ Mỹ, Hàn, Pháp thì đền gấp 10 lần”, thế nhưng khi PV hỏi về giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì chủ cửa hàng này gắt: “Người ta nhập số lượng lớn may ra mới có cái giấy đó, cửa hàng tôi chỉ bán lẻ thì có đâu mà cung cấp. Mua có mấy quả táo mà đòi hỏi, hạnh họe cả nửa tiếng. Mua thì mua, không mua thì đi chỗ khác mà mua!?”.

Và dù các cửa hàng bán “táo Mỹ”, “lê Hàn Quốc”, “nho Mỹ” tại các chợ không cung cấp được giấy tờ chứng minh nguồn hàng, thế nhưng quan sát mỗi quả táo, lê, mỗi hộp nho đều có tem nhãn rõ ràng.

can tet trai cay nhap khau tran cho dan sinh dau la hang xin
Có tem mác rõ ràng nhưng...không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Không chỉ tại các khu chợ ở thành phố lớn, mà tại chợ quê cũng dễ dàng thấy sự xuất hiện của những loại “trái cây nhập khẩu” được người bán giới thiệu có xuất xứ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc.

Với giá mỗi nơi mỗi khác và nguồn gốc khó được kiểm chứng, thế nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn “bấm bụng” bỏ tiền mua bởi tâm lí “sính ngoại”.

Bà Đào Hải Lý (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết: “Thấy người bán giới thiệu là táo Mỹ, có tem mác đàng hoàng, mẫu mã bắt mắt nên mua một ít để đi biếu chứ táo được gọi là có xuất xứ Mỹ này ăn vừa bở, vừa nhạt không khác gì táo Trung Quốc mua vài chục nghìn một kg".

Theo giám đốc một chuỗi cửa hàng chuyên sản phẩm trái cây tươi nhập khẩu chính thức từ các thị trường Mỹ, Canada, Úc và New Zealand, người tiêu dùng Việt đa phần còn chưa có các kiến thức cơ bản để phân biệt được các loại táo, giống táo và chính vì vậy dễ bị các tiểu thương đánh tráo hàng Trung Quốc mẫu mã đẹp nhưng kém chất lượng

Vị Giám đốc này cho hay, cách phân biệt đơn giản nhất cho người tiêu dùng để có sự lựa chọn an toàn đối với các loại táo là so sánh hình dáng và màu sắc. Ví dụ, táo Mỹ có những đặc điểm riêng và cũng chỉ có một số loại nhất định.

Theo đó, táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi). Còn táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành.

Đặc biệt, ở Trung Quốc chỉ tiêu thụ một loại táo duy nhất – đó là táo Fuji Trung Quốc. Táo này hoàn toàn khác với trái táo Fuji của Mỹ. Táo Fuji của Trung Quốc màu hồng còn táo trồng tại tiểu bang Washington (nơi sản xuất 50% táo tươi cung cấp cho thị trường nội địa Hoa Kỳ và 90% cho thị trường xuất khẩu), có màu đỏ với các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm. Táo đặc biệt giòn, nhiều nước với vị ngọt rất ấn tượng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.