Cảng Cát Lái đỡ 'căng thẳng', giao thông thông thoáng hơn

Sau hơn một năm triển khai nhiều giải pháp, tình hình giao thông tại cảng Cát Lái đã đỡ căng thẳng, giao thông thông thoáng hơn, tỉ trọng giao hàng bằng đường thủy tăng trưởng…

Chiều 1/8, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả một năm triển khai thực hiện phương án phân luồng điều tiết hàng hóa giữa bến cảnh Cát Lái (quận 2) và các bến cảng khác trong khu vực. 

Theo đánh giá, sau hơn một năm triển khai nhiều giải pháp khác nhau, tình hình giao thông tại cảng Cát Lái đã đỡ căng thẳng, giao thông thông thoáng hơn, tỉ trọng giao hàng bằng đường thủy tăng trưởng… 

67401900_454895521730489_8155033264533274624_n

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Bên cạnh đó, tỉ lệ khách hàng giao nhận các cảng Cái Mép và Tân Cảng - Hiệp Phước tăng so với trước, một số khách hàng chuyển 100% hàng nhập từ cụm cảng Cái Mép về cảng Tân Cảng - Hiệp Phước thay vì Cát Lái; hàng hóa từ Cái Mép chuyển về các cảng Bình Dương, Đồng Nai tăng đáng kể (sản lượng qua cảng Đồng Nai tăng 15,4%); sản lượng container xuất nhập khẩu qua cảng Cái Mép năm 2018 và 6 tháng năm 2019 tăng 23% so với cùng kì trước đó, sản lượng chuyển tải qua Cát Lái giảm 6%.

Để có kết quả này, các đơn vị liên quan đã làm việc với các nhóm khách hàng từng khu vực để thuyết phục phương án chuyển đổi cảng đích gần nhà máy, thay vì tập trung về cảng Cát Lái. Bên cạnh đó, đẩy nhanh thi công, hoàn thiện hàng loạt công trình trọng điểm như nút giao Mỹ Thủy, cầu qua đảo Kim Cương; tổ chức điều tiết giao thông 24/7 ở tuyến đường vào khu vực Cảng Cát Lái…

Là đơn vị trực tiếp khai thác, Tổng Công ty Tân Cảng – Sài Gòn đã điều tiết hài hòa hàng hóa giữa bến cảng Cát Lái, cảng SP-ITC và các bến cảng khu vực Cái Mép; hoàn tất Đề án hiện đại hóa thủ tục giao nhận tại cảng, nhiều nhóm khách hàng đã tới cảng thực hiện việc làm thủ tục giao nhận và thanh toán trực tuyến qua mạng, trong đó giao nhận eDO (lệnh giao hàng điện tử của hãng tàu) đạt 400 – 500 container/ ngày, chiếm 8% tổng số lượng container hàng nhập tại Cát Lái. Đến tháng 10 năm nay, dự kiến sẽ triển khai thực hiện lệnh eDO với 100% hãng tàu.

67500552_911262505874747_4942305561422069760_n

Cảng Cát Lái (quận 2). (Ảnh: Ngự Kỳ).

Tại hội nghị, đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, các hãng tàu, chủ hàng và cơ quan quản lí nhà nước đã đề xuất nhiều nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trong thời gian tới như bỏ quy định khống chế số chuyến tàu (81 chuyến/ tuần) cập cảng Cát Lái (bao gồm cảng Tân Cảng - Phú Hữu) và quy định không cho các hãng tàu tăng kích cỡ tàu tại Cát Lái. 

Hải quan thúc đẩy tiến độ triển khai thục tục hải quan trong logicstic, sớm triển khai hoàn thiện nút giao thông Mỹ Thủy, đẩy nhanh tiến độ Vàng đai 2, hoàn thiện đầu tư dự án Cảng Khu công nghiệp Cát Lái – giai đoạn 1…

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Bùi Thiên Thu cho biết, việc điều tiết, phân luồng là tất yếu bởi ùn tắc ở cảng sẽ dẫn đến ùn tắc ở đô thị. Nhiều nơi trên thế giới đã thực hiện việc phân luồng, điều tiết, cân đối để lượng container san sẻ nhau và đã đạt hiệu quả cao.  

Việc điều tiết giữa Tân Cảng với Cái Mép – Thị Vải và các cảng khác không phải dùng mệnh lệnh hành chính mà phải có chính sách đảm bảo được quyền lợi của chủ hàng, doanh nghiệp... 

"Bài toán hiện nay là làm sao như thế nào để đảm bảo hai mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cho hàng hóa thông thương thuận lợi, chi phí rẻ và lại đạt mục tiêu giảm ùn tắc khi mà hạ tầng quá tải như hiện nay", vị này nói.

chọn
Bất động sản tuần qua (3/11 - 9/11): Nhiều dự báo về thị trường tại VIF 2025, Đông Anh sẽ có thêm loạt khu đô thị mới
Nhiều dự báo về thị trường BĐS được đưa ra tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, đất đấu giá Hoài Đức hơn 103 triệu/m2, Đông Anh sẽ có thêm loạt khu đô thị mới... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.