Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Bình Thuận đã giải phóng 93% mặt bằng

UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tuy tỉ lệ giải ngân của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2020 thấp so với kế hoạch, tỉnh vẫn cam kết không thay đổi chỉ tiêu thu ngân sách, phấn đấu đạt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay.
Chỉ đạt 42% kế hoạch, Bình Thuận cam kết đạt 100% giải ngân vốn đầu tư công vào cuối năm - Ảnh 1.

Bình Thuận khẳng định cuối tháng 8 tới có thể giao mặt bằng để khởi công hai đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Phan Thiết - Vĩnh Hảo. (Ảnh: SGGP).

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cho biết, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 3,81%.

Trong đó, trụ cột cũng là động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh là sản xuất công nghiệp đạt giá trị hơn 17.200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tác động của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến ngành du lịch, thương mại và xuất khẩu rất nhiều. Lượng khách du lịch giảm 46%, doanh thu giảm hơn 37%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ giảm 3,8% so với cùng kì. Xuất khẩu hàng hóa chỉ đạt 47%. Số doanh nghiệp đăng kí mới tăng 325 doanh nghiệp (giảm so với cùng kì là 9%).

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo tỉnh cho biết, đến 30/6 đã giải ngân 38,4% trong tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách (hơn 3.000 tỉ đồng) và cập nhật đến ngày 21/7 là hơn 42%. 

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận nhận định với Thủ tưởng rằng, trong 6 tháng đầu năm 2020 tỉ lệ giải ngân của tỉnh thấp so với kế hoạch.

Nguyên nhân chủ yếu là do tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án còn chậm.

Bên cạnh đó, vấn đề công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng của một số dự án gặp nhiều khó khăn, phải chờ cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích làm cơ sở để triển khai các thủ tục tiếp theo, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

Ngoài ra, một số dự án ODA có tỉ lệ giải ngân thấp là do các chi phí có liên quan phải thực hiện theo thông lệ quốc tế.

Về các công trình trọng điểm của Trung ương trên địa bàn, tỉnh cho biết, đã tập trung vào đường cao tốc Bắc - Nam đi qua Bình Thuận, dài 160,3 km. Đến nay, đã giao mặt bằng cho ban quản lí dự án đạt 93% và giải ngân 71,3%. 

Tỉnh khẳng định cuối tháng 8 tới có thể giao mặt bằng để khởi công hai đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Phan Thiết - Vĩnh Hảo.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá Bình Thuận đã có sự cải thiện trên nhiều mặt, đã tăng tốc độ giải ngân sau hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng và các địa phương diễn ra vào tuần trước.

Chỉ đạt 42% kế hoạch, Bình Thuận cam kết đạt 100% giải ngân vốn đầu tư công vào cuối năm - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: VGP).

GRDP của Bình Thuận năm 2019 đứng thứ 32/63 tỉnh, thành phố, thì 6 tháng đầu năm, Bình Thuận đã vươn lên đứng thứ 18. 

Với tinh thần đó, tỉnh sẽ phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, không thay đổi chỉ tiêu thu ngân sách trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chủ tịch UBND tỉnh cũng cam kết về giải ngân đạt 100% vốn đầu tư công trong năm nay.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát triển đồng bộ công nghiệp, nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, phát triển mạnh du lịch, đưa ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, có thương hiệu trong khu vực. 


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.