Ngày 27/10, Nghị viện Catalan chính thức tuyên bố độc lập sau cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi.
Đáp lại, trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ kể từ khi Catalan tuyên bố độc lập, Quốc hội Tây Ban Nha bỏ phiếu kích hoạt điều 155 trong Hiến pháp Tây Ban Nha sau cuộc họp khẩn cấp.
Điều 155 trong Hiến pháp Tây Ban Nha cho phép quốc hội nước này sa thải toàn bộ chính quyền của 1 vùng tự trị, thiết lập chính quyền kỹ trị bao gồm các nhà khoa học và các chuyên gia ở mọi lĩnh vực, sau đó tổ chức cuộc bầu cử để lập ra chính quyền mới. Đây là lần đầu tiên Điều 155 trong Hiến pháp Tây Ban Nha 1978 được kích hoạt.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy kêu gọi người dân Tây Ban Nha bình tĩnh và tuyên bố sẽ tái lập quy tắc luật pháp. “Tôi kêu gọi người dân Tây Ban Nha bình tĩnh.
Quy tắc luật pháp sẽ được tái lập hợp pháp tại Catalan”, thủ tướng Tây Ban Nha viết trên mạng xã hội Twitter. Ông Rajoy còn khẳng định, “Chính phủ Tây Ban Nha chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ bảo vệ pháp luật, việc cùng tồn tại cũng như các quyền của tất cả công dân Tây Ban Nha”.
Phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert, tuyên bố nước này không công nhận tuyên bố độc lập của xứ Catalan. Ông Seibert cho biết chính phủ Đức quan ngại về tình hình hiện tại ở Tây Ban Nha.
Berlin nhận định tuyên bố độc lập của Catalan là vi phạm các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được ghi trong Hiến pháp Tây Ban Nha, ông Seibert cho biết. Bên cạnh đó, ông Seibert bày tỏ sự ủng hộ với tuyên bố khôi phục lại trật tự hiến pháp tại Tây Ban Nha của thủ tướng Mariano Rajoy.
Bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo trong đó thể hiện quan điểm ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha cũng như ủng hộ những nỗ lực của chính phủ trung ương Tây Ban Nha trong việc ngăn chặn việc xứ Catalan ly khai.
“Catalan là một phần không thể thiếu của Tây Ban Nha, và Mỹ ủng hộ các biện pháp [vận dụng] hiến pháp của chính phủ Tây Ban Nha để giữ cho Tây Ban Nha thống nhất”, trang Twitter của Bộ Ngoại Giao Mỹ đăng tải.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hiện đang có chuyến thăm đến vùng Guiana thuộc Pháp ở Nam Mỹ, nói với các phóng viên rằng ông ủng hộ hoàn toàn Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trong nỗ lực tái lập trật tự tại Catalan.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncke, người đang đi cùng Tổng thống Pháp Macron tới thăm vùng Guiana thuộc Pháp, cảnh báo về các xu hướng chia rẽ và ly khai trong châu Âu hiện nay.
Phát ngôn viên của Thủ ướng Anh Theresa May tuyên bố Anh sẽ không công nhận tuyên bố độc lập đơn phương của Catalan, do Anh coi cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/10 của chính quyền Catalan là bất hợp pháp theo phán quyết của tòa án Tây Ban Nha.
Farhan Haq, Trợ lý phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, nói với báo giới: “Chúng tôi đang tiếp tục theo sát diễn biến tình hình. Hiện tại Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khuyến khích tất cả các bên liên quan tìm kiếm giải pháp trong khuôn khổ Hiến pháp Tây Ban Nha và thông qua các kênh chính trị hợp pháp”.
Abkhazia, vùng lãnh thổ ly khai khỏi Gruzia, đang sẵn sàng xem xét việc công nhận độc lập của Catalan.
Thứ trưởng Ngoại giao Abkhazia Kan Taniya cho biết Abkhazia có thể sẽ công nhận độc lập của Catalan sau khi các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết được thông qua và khu vực Catalan yêu cầu Abkhazia công nhận độc lập.
Năm 2008, Abkhazia đơn phương tuyên bố độc lập và ly khai khỏi Gruzia. Chỉ có một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận tuyên bố độc lập của Abkhazia, trong đó có Nga và các vùng lãnh thổ ly khai khác như Nam Ossetia và Transnistria
Catalonia đưa ra lời đe dọa sẽ chính thức tuyên bố độc lập
Trong một bức thư gửi tới Madrid, người đứng đầu Catalonia nói sẽ chính thức tuyên bố độc lập nếu Tây Ban Nha không tham gia ... |