CEO Vietnam Airlines nói về áp lực cạnh tranh với các hãng hàng không tư nhân và nỗi lo khi tiếp cận thị trường Mỹ

Ngoài nỗi lo thoái vốn Nhà nước kịp tiến độ, Vietnam Airlines còn phải đối mặt với sự trỗi dậy của hàng loạt hãng hàng không tư nhân. Việc tiếp cận thị trường Mỹ chưa hẳn là một tín hiệu tốt.

Giám đốc điều hành Dương Trí Thành đã có một buổi phỏng vấn với hãng tin FlightGlobal. Ông tham gia vào lĩnh vực hàng không của Việt Nam kể từ khi gia nhập Cơ quan Hàng không Dân dụng Việt Nam với tư cách là người kiểm soát không lưu vào năm 1983. Ông gia nhập Vietnam Airlines vào năm 1990, và tham gia với vị trí CEO hãng hàng không quốc gia năm 2016.

Vietjet Air, Bamboo Airways… lần lượt chiếm thị trường

Cũng có những thách thức thông thường mà các ông chủ của các tập đoàn hàng không ở Đông Nam Á đã quen thuộc: sự gia tăng nhanh chóng của các đối thủ giá rẻ tại địa phương. Ở đây là Vietjet Air. 

Doi_tau_bay_hien_dai_cua_Vietjet

Vietjet Air đang bánh trướng với 70 máy bay hiện hữu và hơn 312 mẫu đang được đặt hàng. (Ảnh: Zing).

FlightGlobal có được số liệu từ Cirium, đến tháng 8/2014, Vietjet chỉ có 15 máy bay phục vụ tại chỗ với 64 đơn đặt hàng mới, còn ngày nay, con số này là 70 máy bay hiện hữu và hơn 312 mẫu đang được đặt hàng. Trong khi đó, đến tháng 8/2014, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã vận hành 85 máy bay với 38 mẫu đặt thêm.

Hiện tại, con số này lần lượt là 115 và 18 máy bay.

Sự bành trướng về đội bay đã gây áp lực rất lớn cho cơ sở hạ tầng sân bay, đặc biệt là tại TP HCM. Tuyến TP HCM - Hà Nội trở thành một trong những tuyến cạnh tranh nhất trên thế giới.

Dữ liệu của Cirium cho thấy vào một ngày nhất định, có hơn 60 chuyến bay trên mỗi chiều giữa 2 đầu tàu kinh tế này.

Vào tháng 8/2019, Vietnam Airlines đã vận hành tổng cộng 364.000 chỗ ngồi trên tuyến, gần 50% tổng công suất tính theo số ghế. Điều này mang lại cho hãng 46,2% công suất trên tuyến này, tiếp theo là VietJet với 22,3%, Jetstar Pacific với 18,5% và tân binh Bamboo Airways với 11,8%.

Bamboo Airways là tân binh đã bắt đầu cất cánh trong năm nay. Được hỗ trợ bởi tập đoàn bất động sản FLC, hãng này có 9 máy bay Airbus A320 trong đội bay của mình và đặt hàng thêm 3 chiếc nữa. Hãng này cũng đặt mua hàng chục chiếc Boeing 787-9 và Airbus A321Neo. Ngoài ra hãng AirAsia của Malaysia cũng có ước mơ hoạt động tại Việt Nam.

Xu hướng các ông trùm bất động sản tham gia hàng không 

Nhìn nhận vấn đề này, ông Trí Thành cho rằng: "Hiện tượng đang diễn ra ở Việt Nam là sự lặp lại của những gì đã xảy ra ở các thị trường khác. Sự bùng nổ về nhu cầu trùng với sự mở cửa thị trường của Chính phủ. Có 2 yếu tố đã hòa hợp: vùng trời ngày càng cởi mở, kết hợp sự góp mặt của khu vực tư nhân ngày càng phát triển".

anh-1-

Đầu năm nay, thị trường hàng không chứng kiến thêm sự góp mặt của Bamboo Airways. (Ảnh: FLC).

Ông cũng lưu ý xu hướng các ông trùm bất động sản, như trường hợp của Bamboo Airways đã tìm cách tham gia vào hoạt động hàng không Việt Nam.

Một công ty bất động sản hùng mạnh khác, Vingroup, có kế hoạch bắt đầu một hãng hàng không mới, Vinpearl Air.

Ông nói thêm: "Hàng không là một ngành kinh doanh đầy rủi ro. Tôi không biết liệu lịch sử có lặp lại hay không, nhưng ở Mỹ, Trung Quốc, Nga và Singapore, tình hình dần dần ổn định và về ngưỡng hợp lí".

Để giúp đối phó với mối đe dọa của các đối thủ giá rẻ, một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Vietnam Airlines là đơn vị Jetstar Pacific. Jetstar Pacific có 18 máy bay A320 và có trụ sở tại TP HCM. Chủ tịch là ông Lê Hồng Hà, cũng là Phó Chủ tịch điều hành của Vietnam Airlines.

"Bằng chính sách thương hiệu kép, chúng tôi hợp tác khá chặt chẽ với Qantas và Jetstar Group, và nó đã chứng tỏ đây là một cách rất thành công để phát triển tập đoàn. Vietnam Airlines tập trung vào hàng không cao cấp và Jetstar Pacific nghiêng về hàng không giá rẻ. Chúng tôi làm việc cùng nhau để phát triển bản thân và bảo vệ bản thân khỏi sự cạnh tranh", ông Thành chia sẻ.

Vietnam Airlines giăng lưới ra sao ở thị trường Mỹ?

Ông Dương Trí Thành cũng đặt câu hỏi về cơ hội, khi Cục Hàng không Mỹ cấp cho Việt Nam chứng nhận chuẩn giám sát an toàn hàng không cấp 1 (CAT 1). Washington tạo điều kiện cho các hãng hàng không Việt Nam bay thẳng tới Mỹ. 

d74368cac6c743f688578fe0c55adb4b_original

Rất có thể, doanh thu từ thị trường Mỹ không bù lại chi phí vận hành. (Ảnh: Yahoo).

CAT 1 từ lâu đã được xem là động lực để các hãng hàng không Việt Nam có được máy bay tầm xa, sẵn sàng phục vụ các chuyến bay trực tiếp đến Mỹ.

Tuyến Việt Nam - Hoa Kỳ được coi là một trong những thị trường không được phục vụ lớn nhất thế giới, với cộng đồng người Việt lớn ở Hoa Kỳ. Trong nhiều năm qua, VietJet đã bày tỏ ý định tiếp nhận tàu bay thân rộng để phục vụ đường bay tới Mỹ.

"Có nhu cầu từ Hoa Kỳ về mặt số lượng, nhưng về mặt giá trị thương mại, doanh thu hiện không thể chi trả cho các hoạt động rất tốn kém này", ông Dương nhận định.

Ông cũng chỉ ra thực tế rằng ngay cả các hãng hàng không lớn của Mỹ cũng muốn khai thác thị trường Việt Nam, thông qua một điểm dừng tại các trạm trung chuyển lớn ở Bắc Á. Thêm vào đó, các hãng hàng không Nhật Bản và Hàn Quốc hiện rất giỏi trong việc đưa hành khách tuyến Việt - Mỹ đi qua khu vực Bắc Á. Các hãng hàng không Trung Quốc đại lục như China Southern cũng hoạt động ngày càng tích cực trên thị trường này.

Là bước đầu tiên trong việc tận dụng tốt hơn thị trường Hoa Kỳ và tận dụng trạng thái CAT 1, Vietnam Airlines và Delta Airlines gần đây đã đồng ý nâng cấp mối quan hệ của họ, tạo tiền đề cho hãng hàng không lớn thứ hai tại Mỹ đặt mã trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.

Dự kiến từ tháng 10 năm nay, sau khi hệ thống của Vietnam Airlines được đánh giá đạt tiêu chuẩn để đi vào hoạt động, Delta Airlines sẽ bán vé các chuyến bay do Vietnam Airlines khai thác giữa Hà Nội - Tokyo, để phục vụ hành khách có nhu cầu nối chuyến đến Mỹ. 

dd4ea53c-12c9-4129-b659-8f0778442779_1920_1080auto_s_c1

Hợp tác với Delta Airlines mở ra cho Vietnam Airlines nhiều cơ hội. (Ảnh: Green Bay).

Trước đó, từ năm 2010, Vietnam Airlines đã kí thỏa thuận hợp tác liên danh linh hoạt một chiều với Delta Airlines trên 10 đường bay đến/đi từ Mỹ và 10 đường bay nội địa Mỹ.  Nhờ thỏa thuận hợp tác này, hành khách của Vietnam Airlines có thể đến 8 tiểu bang tại Mỹ, thông qua nối chuyến với Delta Airlines tại Tokyo (Nhật Bản) hoặc Frankfurt (Đức).

Vietnam Airlines có thoái vốn Nhà nước kịp tiến độ?

Khi được hỏi về những thăng trầm trong 3 năm lèo lái hãng hàng không quốc gia, ông Thành nói rằng sự thay đổi lớn nhất thuộc về cơ cấu sở hữu của công ty, liên quan đến All Nippon Airways (Nhật Bản) chiếm 8,7% cổ phần, và việc chuyển niêm yết từ sàn UPCoM sang Sở giao dịch chứng khoán TP HCM vào tháng 5/2019 vừa rồi.

"Kế hoạch đặt ra là để Nhà nước giảm bớt quyền sở hữu trong hãng hàng không. Việc niêm yết tại HoSE là cách chúng tôi trở nên cởi mở với công chúng và tiếp tục hành trình thay đổi. Đây không chỉ là từ hãng hàng không. Đây là chính sách của Chính phủ, hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này tốt cho cạnh tranh, hành khách, thúc đẩy du lịch và tất cả các loại thông tin liên lạc. Nó cũng làm cho Việt Nam kết nối với thế giới nhiều hơn", ông chia sẻ.

Nhà nước vẫn sở hữu 86% Vietnam Airlines, nhưng có mục tiêu giảm xuống còn 51% vào năm 2020. Các hãng hàng không nước ngoài được phép chiếm tới 30%, tương tự như 30% cổ phần của Qantas Airways trong Jetstar Pacific, hãng thành viên của Vietnam Airlines. Với cổ đông hiện hữu All Nippon Airways, luật pháp của Nhật Bản không cho phép hãng này tăng sở hữu tại Vietnam Airlines.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.