Cha mẹ cần làm gì để trẻ không cô độc nếu bị xâm hại?

Thạc sĩ Tâm lí học Lê Minh Huân, Giảng viên Khoa Tâm lí học, Trường ĐH Sư phạm TP HCM chia sẻ một số cách để phụ huynh nhận biết con mình có bị xâm hại tình dục.

Những ngày gần đây, vụ việc thầy giáo ở Bắc Giang bị tố dâm ô nhiều học sinh lớp 5, thầy giáo trường chuyên Thái Bình gạ tình nữ sinh, hay trước đó là vụ thầy hiệu trưởng ở Phú Thọ xâm hại hàng chục nam sinh... đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Trước vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ Tâm lí học Lê Minh Huân, giảng viên khoa Tâm lí học, Trường ĐH Sư phạm TP HCM về những lưu ý giúp phụ huynh bảo vệ con trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Ông có thể cho biết dấu hiệu của việc trẻ bị xâm hại tình dục?

Không phải lúc nào việc trẻ bị xâm hại tình dục cũng dễ dàng phát hiện bằng mắt, bằng các thao tác bề ngoài hay cảm nhận bằng các giác quan khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể khoanh vùng khi phát hiện các yếu tố khả nghi hoặc bất thường ở trẻ:

+ Về mặt cơ thể: xuất hiện những vết trầy xước, bầm, thâm, tím ở da, gân, cơ, khớp, đặc biệt là các bộ phận riêng tư. Các dấu hiệu khác như áo quần bẩn, rách, sứt chỉ, đặc biệt là quần/áo lót dính chất lòng hay dịch cơ thể, máu… đều cần được quan tâm đúng mức.

+ Về mặt tâm lí, khi tỉnh trẻ sẽ có một hoặc vài hành động khác ngày thường, đặc biệt là các hành động/cảm xúc/lời nói tiêu cực, buồn bã, giận dữ, không ăn cơm, tránh xa người lạ, không thích giao tiếp xã hội, hay ngồi thơ thẩn, lẩm bẩm một mình như có chuyện gì khó nói; khi ngủ trẻ có thể lặp lại các giấc mơ kèm theo dấu hiệu như giật bắn người, trở mình bất thường, la hét, gào lên, run rẩy, khóc, kêu cứu trong mơ hoặc sợ hãi khi choàng tỉnh…

Cha mẹ cần làm gì để trẻ không cô độc nếu bị xâm hại? - Ảnh 1.

Thạc sĩ Lê Minh Huân, Giảng viên khoa Tâm lí học, Trường ĐH Sư phạm TP HCM

Phụ huynh nên lưu ý các động từ: Không, đừng, được, tránh xa hay các tính từ như: người xấu, ác… kèm theo đều có thể báo hiệu tình trạng trẻ bị xâm hại nói chung, trong đó có xâm hại tình dục.

Trong trường hợp nghi ngờ con mình bị xâm hại nhưng trẻ không chia sẻ, phụ huynh cần làm gì?

Nếu đã quan tâm, gợi mở một cách khéo léo mà trẻ vẫn chưa đủ mạnh dạn để nói ra, phụ huynh cần hành động ngay để tìm hiểu thêm vấn đề của trẻ thông qua việc hỏi thăm cô giáo, bạn cùng lớp hay những ai liên quan, gặp gỡ, giao tiếp với trẻ trong hôm nay, tránh tấn công tâm lí, gặng hỏi trẻ quá căng thẳng để thu thập thông tin. Trường hợp cần thiết hãy tham khảo hoặc đưa trẻ đến gặp các chuyên viên tâm lí.

Bố mẹ nên và không nên làm những gì để giảm thiểu tổn thương và giúp con vượt qua trong trường hợp bị xâm hại?

Người lớn nên kiềm chế cảm xúc, tránh tỏ ra hoảng loạn, la hét, gặng hỏi, chửi bới, trách mắng con vì rốt cuộc điều này chỉ làm gia tăng sự tổn thương ở trẻ. Tránh phán đoán cảm tính về đối tượng xâm hại hay hoàn cảnh trẻ bị xâm hại và tránh tự tìm cách giải quyết khi cảm xúc chưa được cân bằng.

Chỉ nên chia sẻ câu chuyện cho người đáng tin tưởng – càng ít càng chất lượng càng tốt, tiếp đến là giữ lại các bằng chứng để trình báo, theo quy trình cơ quan chức năng sẽ thu thập chứng cứ, cho con xét nghiệm và có hướng xử lí.

Không tra hỏi trẻ quá gay gắt, dồn dập và trước mặt nhiều người. Cần nói cho trẻ lợi ích của việc thẳng thắn, can đảm chia sẻ câu chuyện của mình để giúp mình, cứu những nạn nhân tiếp theo và trừng trị kẻ xấu.

Đặc biệt, cần rõ ràng và nhấn mạnh, lỗi không hoàn toàn do trẻ và trẻ luôn được yêu thương, bảo vệ dù chuyện gì có xảy ra. Tránh nhắc lại những chuyện đã rõ ràng/làm trẻ cảm thấy sợ hãi.

Cuối cùng, nên nhớ để hỗ trợ trẻ tốt nhất, phụ huynh không nên cô độc giải quyết vấn đề hoặc giấu diếm, vì đó là con đường dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tâm lí trẻ về sau. Cần tìm cách liên lạc để được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn, bác sĩ và xã hội.

Vậy ông có thể cho biết những biện pháp phụ huynh có thể áp dụng để dạy con cách bảo vệ bản thân nơi công cộng, đặc biệt ở học đường?

Có muôn vàn cách, nhưng cách cơ bản nhất là hành động vì sự an toàn của con bắt đầu từ việc tự học tập trang bị kiến thức không hứa hẹn "để mai, để kia" mới chịu đọc sách, gặp thầy cô giáo, chuyên gia, tiếp theo là thực hành xử lí các tình huống cùng con hay sẵn sàng đưa con đến các lớp hướng dẫn/tập huấn kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo, bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại. Chỉ cảm thán "sợ quá! Nguy hiểm thật!" và không làm gì cả chỉ càng làm giảm đi sự an toàn của trẻ trước vấn nạn xâm hại tình dục hiện nay.

Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục và cách bảo vệDấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục và cách bảo vệ Nóng: Giáo viên chủ nhiệm bị tố xâm hại hàng loạt học sinh tiểu họcNóng: Giáo viên chủ nhiệm bị tố xâm hại hàng loạt học sinh tiểu học Sờ mông, sờ đùi học sinh, không phải dâm ô thì gọi là gì?Sờ mông, sờ đùi học sinh, không phải dâm ô thì gọi là gì?
chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.