Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ‘bắt nạt’ trong trường học?

Tiến sĩ (TS) Vũ Thu Hương cho rằng việc chia sẻ những chiếc kẹo sẽ làm cho việc kết bạn của kẻ cô độc dễ dàng hơn nhiều. Từ những chiếc kẹo, con sẽ có một nhóm bạn bè trong lớp.
 
ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban Phòng GD&ĐT Hoài Đức lên tiếng việc ‘ép’ học sinh mua SGK tại trường
ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban Trường tiểu học cấm học sinh mua sách ở ngoài nhà trường?
ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban Chuẩn bị công bố đề thi thử THPT Quốc gia 2017
ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban TS Vũ Thu Hương mách nhỏ bí quyết: Giữ bình tĩnh khi dạy con

Hãy dùng gói kẹo thay vì nắm đấm

Theo TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bắt nạt hội đồng là việc mà trẻ rất hay làm khi đi học. Việc này không chỉ có ở Việt Nam mà ở khắp mọi ngôi trường trên thế giới.

ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban
TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Nếu con bị bạn bè bắt nạt, phụ huynh cần làm gì?

Trước tiên, nếu con mình là nạn nhân, chắc chắn các ông bố, bà mẹ sẽ vô cùng bức xúc. Có không ít các vụ việc phải xử lý hình sự khi cha/anh của nạn nhân đến trường và đòi công bằng cho con em mình bằng “nắm đấm”. Điều này có thật sự hữu ích và đem lại công bằng cho con trẻ?

Thực chất, việc người nhà can thiệp vào câu chuyện của trẻ không những không ổn mà còn có thể làm mâu thuẫn trầm trọng hơn nhiều. Có cậu bé, khi bị bắt nạt, mẹ đến mách cô, ngày hôm sau con đã bị bạn bè tạt cả ca nước nóng vào người.

Bọn trẻ không phục và thực sự tức giận nếu như nạn nhân cậy nhờ người lớn để giải quyết, câu chuyện mà chúng cho là của riêng chúng”, TS Thu Hương phân tích.

Vì thế, TS Thu Hương nhấn mạnh, phương pháp cần thực hiện ở đây là tìm cách hóa giải mâu thuẫn cho lũ trẻ hơn là việc tìm cách đòi phần thắng hoặc công bằng cho một phía.

Vị giảng viên cho rằng, mâu thuẫn đó thực ra rất dễ giải quyết. Bọn trẻ sống khá bản năng, chúng chỉ bắt nạt kẻ yếu thế và cô độc trong lớp học.

ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban Hà Nội tăng cường các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường

Cô Thu Hương chia sẻ: “Nếu cha mẹ thấy con đang bị bắt nạt, hãy mua cho con 10 gói kẹo. Mỗi ngày, cha mẹ đưa con 1 gói và dặn con phát kẹo cho bạn nào mà con quý ở trong lớp. Gói kẹo sẽ làm cho việc kết bạn của kẻ cô độc dễ dàng hơn nhiều. Con sẽ phát kẹo cho người bạn không gây hấn với con. Hết gói kẹo, con sẽ có một nhóm bạn bè trong lớp.

Những ngày tiếp theo, những gói kẹo khác sẽ giúp con củng cố tình bạn. Để con có thể kết bạn dễ dàng và thân thiết hơn, cha mẹ nên đặt 1 loạt câu hỏi để yêu cầu con trả lời mỗi tối sau khi đi học về:

- Mẹ bạn tên gì? - Mẹ bạn làm việc ở đâu? - Bố bạn tên gì? - Bố bạn làm nghề gì? - Nhà bạn có mấy anh chị em? - Anh chị em bạn học lớp mấy, ở đâu?...”.

TS Vũ Thu Hương cho biết, với các câu hỏi này, trẻ sẽ buộc phải giao tiếp, hỏi han bạn bè. Khi đó, trẻ cũng có cơ hội chia sẻ bản thân với bạn. Sau 10 ngày (tức là khi hết 10 gói kẹo), trẻ sẽ có 1 nhóm bạn có thể dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều thứ. Lúc này tình bạn đã vượt qua sự hấp dẫn của những gói kẹo.

Đến lúc này, cha mẹ hoàn toàn không phải lo lắng gì hết. Con đã có bạn bè để chơi. Nhóm bạn bắt nạt con cũng sẽ nể mà không dám bắt nạt con nữa. Đồng thời đám bạn đó cũng nhận thấy sự thiệt thòi khi gây hấn với con nên không được ăn kẹo. Đó cũng là cách thức để bọn trẻ nhận ra sự thiệt thòi nếu đành hanh, bắt nạt bạn bè. Từ đó, chúng cũng có thể giảm bớt hung tính.

Làm gì để trẻ bớt hung tính?

Ngoài ra, với đám bạn hay đi bắt nạt bạn bè, nếu là con các quý vị, chúng ta phải làm gì?

TS Vũ Thu Hương chia sẻ: “Theo tôi, việc trẻ nhỏ hung tính một phần do cách dạy dỗ của gia đình. Mẹ la hét mắng mỏ, bố đánh đập đều là những gương hành động khiến cho cháu thiên về hung tính như vậy. Vì thế, việc đầu tiên bố mẹ phải làm là ngưng ngay những hành vi bạo lực thân thể và tinh thần này lại.

Cha mẹ cũng cần kiên nhẫn hơn khi giáo dục con, thành lập một bộ quy tắc hành động trong gia đình và yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc. Khi có ai đó vi phạm dù đó là cha mẹ thì cũng cần phải chịu phạt cho công bằng.

ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban
Việc giáo dục con trẻ cần có sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Ảnh: Đình Tuệ.

Việc thứ hai cần phải làm là cha mẹ hãy rèn tính nhẫn nại cho con. Những công việc như: xâu chuỗi hạt, nhặt sạn cho gạo, nhặt rau, xâu kim, khâu vá, đan lát… sẽ giúp con kiên nhẫn hơn. Cha mẹ nên tập cho con làm thật nhiều để tính cách con trầm xuống, khả năng kiên nhẫn tăng lên sẽ giúp con giữ bình tĩnh tốt hơn.

Việc thứ ba cũng rất quan trọng là khi con nổi nóng, cha mẹ nên cầm hai tay con và yêu cầu con ngồi xuống một chỗ, tự giữ bình tĩnh. Cha mẹ lấy cho con 1 cốc nước mát, để con uống nước, sau đó lau mặt bằng khăn lạnh.

Khi con đã làm xong, cha mẹ yêu cầu con ngồi suy nghĩ yên tĩnh trong vòng 30 phút rồi mới đi làm việc khác. Nếu lần nào con nổi nóng cũng được yêu cầu như vậy, dần dần con sẽ mềm tính hơn và suy nghĩ cặn kẽ hơn trước khi hành động”.

Ngoài ra, cha mẹ nên tâm sự với con về những kỉ niệm tuổi học trò của mình để con có thể vui vẻ kể các câu chuyện xảy ra tại lớp của con. Khi con đã dốc bầu tâm sự, cha mẹ nên kiên nhẫn lắng nghe, góp ý nhẹ nhàng cho con. Cách làm này sẽ xả hết mọi ức chế (nếu có) khi con đi học và giúp con bình tĩnh hơn khi xử lý mọi việc.

“Tóm lại, theo tôi, khi con có chút hung tính hoặc gặp vấn đề với bạn bè ở trường, cha mẹ nên suy nghĩ lại những cách giáo dục con trong gia đình và tìm cách trợ giúp con tế nhị. Thay đổi một chút xíu, con sẽ khác rất nhiều. Cha mẹ là số phận của con cái. Cha mẹ thay đổi, con cái sẽ thay đổi”, TS Vũ Thu Hương phân tích thêm.

ts vu thu huong neu con bi bat nat hay dua 10 goi keo de con chia cho cac ban Chuyên gia dạy trẻ cách thoát thân trước ‘yêu râu xanh’

Bằng các động tác đơn giản mà hiệu quả, Tiến sĩ (TS) Vũ Thu Hương đã dạy cho các em học sinh những cách có ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.