Chăm ‘chó biển’ khó hơn chăm con nít

“Chúng đỏng đảnh, dễ hờn, đã giận là phải năn nỉ, không làm lành thì không bao giờ ăn…”, đó là lời nhận định của “vú nuôi” hai chú “chó biển” tại Viện Hải dương học Nha Trang – Khánh Hòa
cham cho bien kho hon cham con nit Top 10 giống chó đắt nhất thế giới 2018
cham cho bien kho hon cham con nit Tết Mậu Tuất nghe chuyên gia văn hóa “giải mã” 2 tượng Chó ở Chùa Cầu Hội An

Xây phòng riêng, lắp máy lạnh

cham cho bien kho hon cham con nit
Hai chú "chó biển" tại Viện Hải dương học Nha Trang. Ảnh: Khải An

Mở đẩu cầu chuyện về hai chú hải cẩu đang được nuôi tại Viện Hải dương học Nha Trang, ông Chu Anh Khánh lãnh đạo Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển hóm hỉnh: “Việt Nam mình không phải là khí hậu thuận lợi để hải cẩu sinh sống nhưng do loài này “ham chơi” nên đi lạc qua Việt Nam rồi bị ngư dân mình bắt được. Sau đó, những chú hải cẩu được đưa về Viện nuôi dưỡng”.

Tính đến nay Viện Hải dương học đã có 20 năm nuôi “chó biển” với 6 con (4 con đã chết, 2 con nuôi dưỡng thành công đến hiện nay – PV). Năm 1998, ngư dân Quảng Ngãi và Quảng Bình giao hải cẩu họ bắt được cho Viện đưa về nuôi dưỡng. Sau 5 tháng, chú hải cẩu bắt được tại Quảng Ngãi đã chết. Năm ngày sau, chú hải cẩu còn lại cũng chết theo.

Thời gian đầu, cán bộ Viện không ai biết nuôi hải cẩu như thế nào, chủ yếu là tự nghiên cứu tài liệu trên internet và sách báo nên kiến thức còn hạn hẹp. Tuy nhiên việc 2 chú hải cẩu chết sau hơn 5 tháng cũng khiến các cán bộ gắn bó với chúng rất buồn.

cham cho bien kho hon cham con nit
Hải cẩu thích được vuốt ve và nói ngọt. Ảnh: Khải An

Bẵng đi một thời gian, năm 2008, một ngư dân cũng ở Quảng Ngãi bắt được một chú hải cẩu “đi lạc”. Rút kinh nghiệp lần trước, Viện Hải dương học đã lắp máy lạnh cho hải cẩu này và nuôi chung với rùa biển nhưng chỉ được 2 năm thì chết.

Năm 2010 và 2011, lần lượt ngư dân Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận bắt được 2 chứ “chó biển” và bàn giao cho Viện. Lần này Viện xây phòng riêng cho chúng và mở máy lạnh 24/24 để giữ thời tiết ổn định giúp hai chú “chó biển” cảm thấy thoải mái nhất.

Hai chú hải cầu này hiện đang được nuôi dưỡng với chế độ chăm sóc đặc biệt. Hai chú được nuôi trong lồng kính có bãi cát, hồ tắm để các chú thư giản và để phục vụ du khách tham quan.

“Khi tiếp nhận hải cầu từ ngư nhân về nuôi dưỡng, chúng rất hoảng sợ, không chịu ăn. Cán bộ viện phải thường xuyên lui tới mua những món khoái khẩu như mực, tôm... để làm thân. Sau một vài trường hợp hải cẩu chết chúng tôi nhận thấy nguyên nhân có thể do điều kiện khí hậu không thích hợp, bởi chúng đều chết vào thời điểm Khánh Hòa có mưa dai dẳng.

cham cho bien kho hon cham con nit
Chăm sóc hải cẩu rất áp lực vì đây là loài khó tính và quí hiếm. Ảnh: Khải An

Muốn nuôi sống hải cẩu phải đưa nó vào môi trường đặc biệt để chăm sóc nên chúng tôi xây nhà riêng và lắp máy lạnh cho chúng. Trong môi trường này, nhiệt độ luôn giữ từ 15 đến 18 độ C… Hiện 2 chú hải cẩu sống rất khỏe mạnh và lanh lợi”, ông Khánh cho biết.

Đỏng đảnh, khó chìu

Hai chú hải cẩu rất lanh và hóm hỉnh, chỉ cần thấy bóng dang thân thuộc của các “vú nuôi” là chúng chồm lên, sủa liên tục. Kỹ sư Đặng Trần Tú Trâm (cán bộ phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển- Viện Hải dương học)- một trong những người chăm sóc hải cẩu từ ngày đầu tiên đến nay cho biết, sáng khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ, chiều khoảng 2-3 giờ là chúng đứng ngóng trông cán bộ để đòi ăn.

“Chúng háo ăn, nhưng rất kén. Ngày thường chúng tôi cho chúng ăn cá tươi nhưng khi chúng không khỏe trong người thì chỉ ăn mực. Mà con này thấy con kia ăn mực là nhất quyết không ăn cá, phải đòi mực cho bằng được”, chị Trâm cười hiền kể về hai “người bạn” của mình.

cham cho bien kho hon cham con nit
Tới giờ là hải cẩu ngóng đợi "vú nuôi" . Ảnh: Khải An

Nữ kỹ sư của viện kể, chúng rất nhạy cảm, thấy người lạ vào chuồng là sủa lớn, có khi còn tấn công. “Khi dọn vệ sinh mà lỡ lớn tiếng với chúng là y như rằng chúng tự ái, bỏ ăn. Chúng tôi phải vướt ve, nhỏ nhẹ một lúc thì chúng mới chịu ăn và vui chơi trở lại”, “vú em” hải cẩu chia sẻ.

Vậy nên dù đã nuôi ở viện hơn 5 năm nhưng giới tính của hai chú “chó biển” vẫn chưa được xác định vì không thể bắt chúng để kiểm tra, chúng chỉ cho vướt ve nhẹ..

“Khó tính nhưng chúng hải cẩu thích chơi đùa với bóng. Khi cho trái bóng hai con đẩy tới đẩy lui. Khi nào ăn, xả nước tắm, vệ sinh chúng rất thân thiện thích được vổ về vuốt ve. Như loài chó, hải cầu cũng thích gải ngứa, vỗ đầu và liếm tay người chăm sóc”, chị Trâm bật mí.

Từ ngày Viện nhận nuôi các chú hải cầu, du khách đến đây rất thích thú. “Được tận mắt thấy hải cẩu là một niềm vui nhất là khi nhìn các con tôi say mê trêu chọc chúng. Và, khi nghe câu chuyện về 2 chú hải cẩu do các hướng dẫn viên kể tôi càng thích thú”, chi Nguyễn Minh Tâm một du khách cho biết.

cham cho bien kho hon cham con nit
Du khách thích thú ngắm hải cẩu. Ảnh: Khải An

Nói như chị Trâm thì, công việc nuôi hải cẩu rất áp lực khi phải viết nhật ký và chăm sóc đặc biệt vì đây là loài quí hiếm. “Nhưng hôm chúng bệnh, dù là lễ tết chúng tôi đều phải túc trực, tuy nhiên nghỉ ngày nào là nhớ chúng ngày đó, nhất là cặp mắt long lanh và sự lanh lợi của chúng”, chị Trâm trải lòng.

Lãnh đạo Viện Hải dương học cho biết, đã quy hoạch xây dựng khu mới rộng khoảng 200m2 để các chú có điều kiện chăm sóc, vui chơi và để du khách có nhiều không gian hơn để ngắm hải cẩu.

cham cho bien kho hon cham con nit Kỳ thú cuộc đua chó do khỉ làm 'nài'

Cửa chuồng vừa mở, 8 chú chó phóng như bay, tranh nhau về đích. Trên lưng chó, 'nài' khỉ nhấp nhổm hò hét thúc chó ...

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.