Chân rết IS tấn công Philippines và mối nguy khủng bố ở Đông Nam Á

Các nhóm phiến quân "chân rết" của IS tăng cường hoạt động cùng nguy cơ chiến binh thánh chiến gốc Đông Nam Á có thể trở về quê nhà để âm mưu tấn công là hồi chuông cảnh báo đối với khu vực trước nguy cơ khủng bố tiềm tàng.
chan ret is tan cong philippines va moi nguy khung bo o dong nam a
Nhóm phiến quân Maute, có liên hệ với tổ chức khủng bố IS tấn công thành phố Marawi, phía nam Philippines. Ảnh: Twitter

Ngày 23/5, các thành viên của nhóm phiến quân Maute có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tấn công, phóng hỏa và chiếm nhiều tòa nhà quan trọng ở thành phố Marawi, tỉnh Lanao del Sur trên đảo Mindanao, Philippines. Vụ tấn công của nhóm phiến quân Maute đã khiến hàng nghìn người dân thành phố Marawi phải sơ tán, trong khi nhiều người khác vẫn bị mắc kẹt ở trong nhà.

Tình hình buộc Tổng thống Rodrigo Duterte ban bố thiết quân luật ở Mindanao nhằm đối phó tình trạng bạo lực trên đảo do nhóm phiến quân Hồi giáo Maute gây ra.

Sự việc mới nhất liên quan tới "chân rết" của IS tại Philippines một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo mối nguy tấn công khủng bố tiềm tàng tại khu vực Đông Nam Á.

Tình hình phức tạp

Vài năm qua, Đông Nam Á chứng kiến rất nhiều vụ tấn công khủng bố, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ đánh bom đền thờ Erawan tại thủ đô Bangkok của Thái Lan ngày 15/8/2015, khiến 20 người thiệt mạng và 120 người bị thương. Hai người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc bị xét xử ở Bangkok hồi tháng 2 do liên quan tới vụ việc.

Philippines chứng kiến sự gia tăng các vụ đánh bom và bắt cóc của các nhóm phiến quân có liên hệ với IS như Abu Sayyaf, trong khi tại Thái Lan, hơn 800 vụ tấn công khiến hơn 300 người thiệt mạng và 600 người bị thương vào năm 2016.

Dù tới nay, chưa có vụ tấn công nào do IS trực tiếp chỉ đạo ở Đông Nam Á, tổ chức này tuyển mộ chiến binh từ khu vực rồi đào tạo với nhiệm vụ thực hiện các vụ tấn công tại quê nhà. Phần lớn phần tử khủng bố nước ngoài gốc Đông Nam Á vẫn ở lại Syria và Iraq chứ không trở về nhà.

Các công dân từ Đông Nam Á thường tới Syria để tham gia cuộc chiến chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad và sau đó gia nhập IS hoặc các nhóm thánh chiến khác. Phần lớn các chuyến đi bắt đầu từ năm 2013 và tiếp tục cho tới nay.

chan ret is tan cong philippines va moi nguy khung bo o dong nam a
Thành viên của phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf cùng các tay súng Malaysia với lá cờ đen IS. Ảnh: Asia Times

Dù thiếu dữ liệu của các chính phủ về con số chính xác nhưng ước tính số công dân Đông Nam Á tới Syria và Iraq rồi gia nhập các nhóm phiến quân Hồi giáo là từ 600 đến 900 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, trong đó, khoảng 300 tới 800 công dân Indonesia được cho là tới “Vùng đất Thánh” thành công.

Tháng 12/2015, Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất ít nhất 215 công dân Indonesia (60% số đó là phụ nữ và trẻ em) đang cố vượt biên sang Syria.

Số công dân Malaysia có ý định gia nhập hàng ngũ phiến quân ở Syria song bất thành là khoảng 90 người, theo số liệu thống kê vào tháng 1/2017. 24 người Malaysia mất mạng trong khi 8 người trở về nhà sau khi tìm cách tới Syria để gia nhập các nhóm khủng bố.

Khoảng 260 kẻ có cảm tình với IS cũng bị bắt tại Malaysia vì nghi gia nhập hàng ngũ khủng bố cực đoan này. Trong khi 10 âm mưu khủng bố tại Malaysia từng ngăn chặn kịp thời tại quốc gia này.

Còn tại Philippines, phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf ở miền Nam cam kết trung thành với IS nhằm tăng cường hoạt động.

Mối đe dọa tiềm tàng

Theo tạp chí về chống khủng bố CTC Sentinel, tam giác gồm đảo Mindanao ở Philippines, Sulawesi của Indonesia, và đảo Borneo thuộc lãnh thổ Malaysia có thể trở thành “mầm mống” cho sự sinh sôi của nhóm IS ở khu vực Đông Nam Á. Các vùng này tương đối xa đất liền nên an ninh ở đó không được tăng cường đúng mức.

Việc IS tuyên bố một “wilaya” (đơn vị hành chính của các triều đại Hồi giáo trước đây) mới ở Đông Nam Á có thể biến khu vực này thành thỏi nam châm có sức hút đối với các thánh chiến ở khu vực Đông Nam Á hiện đang ở Iraq và Syria, những kẻ có thể trở lại quê hương khi địa bàn ở khu vực Trung Đông “thất thủ”.

Theo Jeremy Douglas, đại diện khu vực Đông Nam Á của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC) và Joseph Gyte, chuyên gia phòng chống khủng bố khu vực Đông Nam Á của UNODC, IS gần đây tỏ ra quan tâm đến khu vực Đông Nam Á sau khi địa bàn hoạt động bị thu hẹp ở Trung Đông. Theo đó, khoảng 1.000 chiến binh IS nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á sẽ quay về để phát triển tổ chức này trong khu vực.

"Những lời đe dọa trở về quê nhà của chiến binh khủng bố ở nước ngoài là thật và sắp xảy ra”, SCMP dẫn lời chuyên gia Douglas nói.

chan ret is tan cong philippines va moi nguy khung bo o dong nam a
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ hoạt động ở vùng ngoại ô Raqqa, Syria. Ảnh: AFP

UNODC ước tính 516 người Indonesia, 100 người Philippines, 100 người Malaysia và 2 người Singapore đang chiến đấu ở Syria và Iraq. Thậm chí khi chỉ có một số phiến quân được đào tạo kỹ càng trở về quê nhà, những kẻ này có thể sắp xếp các cuộc tấn công quy mô lớn thông qua những hoạt động quy mô nhỏ ban đầu hoặc theo kiểu "những con sói đơn độc".

"Chúng ta không thể đánh giá thấp khả năng phiến quân IS trở về quê nhà. Các vụ tấn công ở Đông Nam Á kể từ năm 2002 có mối liên hệ với mạng lưới phiến quân trở về từ Afghanistan và phiến quân Hồi giáo ở Philippines", Noor Huda Ismail, người sáng lập nhóm tư vấn thuộc Viện Xây dựng Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Jakarta, cho hay.

Trước mối nguy về khả năng những "chân rết" của IS hay thành viên gốc Đông Nam Á của tổ chức khủng bố có thể trở về quê nhà để thực hiện âm mưu tấn công, UNODC cho rằng, thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tăng cường chia sẻ thông tin, kiểm soát khu vực biên giới và có kế hoạch khu vực về phòng chống khủng bố cụ thể cho từng nước.

chan ret is tan cong philippines va moi nguy khung bo o dong nam a Phiến quân IS càn quét, hàng nghìn người Philippines sơ tán
chan ret is tan cong philippines va moi nguy khung bo o dong nam a Phiến quân liên hệ với IS tấn công thành phố của Philippines
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.