Châu Âu tiêu thụ hơn 810.000 tấn bưởi từ các thị trường

Tổng sản lượng bưởi nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2020 của EU tăng gần 7% nhưng giảm gần 1,5% về giá trị khi giá bình quân giảm 7,7% so với cùng kỳ.
EU tiêu thụ hơn 810.000 tấn bưởi từ các thị trường - Ảnh 1.

Việt Nam là thị trường cung cấp trái bưởi lớn thứ 25 cho EU 27. (Ảnh: Như Huỳnh).

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết nhập khẩu trái bưởi của EU 27 trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 810.670 tấn, trị giá 732,6 triệu Eur, tương đương với 893,8 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Giá nhập khẩu bình quân trái bưởi đạt 903,7 Eur/tấn, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Nam Phi là thị trường cung cấp trái bưởi lớn nhất cho EU 27 trong 9 tháng đầu năm 2020, đạt 169.560 tấn, trị giá 155,77 triệu Eur, tương đương 190 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và giảm 15,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này chiếm 20,9% tổng lượng trái bưởi nhập khẩu, giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. 

EU tiêu thụ hơn 810.000 tấn bưởi từ các thị trường - Ảnh 2.

Thị trường cung cấp trái bưởi cho EU 27 trong 9 tháng đầu năm 2020. Nguồn: Bộ Công Thương/Eurostat

Tiếp theo là các thị trường như Tây Ban Nha, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc... Việt Nam là thị trường cung cấp trái bưởi lớn thứ 25 cho EU 27, trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 1.730 tấn, trị giá 1,71 triệu Eur, tương đương 2,08 triệu USD,, giảm 21,7% về lượng và giảm 32,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tỷ trọng nhập khẩu trái bưởi của EU 27 từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. 

Đáng chú ý, trước khi EVFTA có hiệu lực, tại EU 27, trái cây của Việt Nam có giá cao so với các nguồn cung khác như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia… 

Đến khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, hàng rau quả trở thành một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ, vì vậy các nhà nhập khẩu tại EU 27 sẽ ưu tiên mua hàng tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu EU mở cửa về thuế quan nhưng yêu cầu rất chặt chẽ về hàng rào kỹ thuật, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu rau quả và người trồng cây cần phải chú ý tới chất lượng, an toàn thực phẩm và xuất xứ, kiểm soát chặt chẽ hơn về quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.