Chi phí “lót tay”, quà tặng, chi trả lãi cao… cũng là rào cản tiếp cận vốn với doanh nghiệp

Mặc dù việc tiếp cận tín dụng hiện nay đã dễ dàng hơn, song vẫn còn những rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Ngành ngân hàng đã chủ động

Theo Vụ Dự báo Thống kê (NHNN), thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Nghị quyết 19-2017/NQ-CP, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn ngân hàng, từng bước cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam.

Số liệu cho thấy, đến 31/12/2017, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 18,24% so với cuối năm 2016 và DN, người dân tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn nhờ quy trình, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện thông qua việc ứng dụng công nghệ (Internet Banking, Mobile Banking,...).

Bên cạnh đó, số lần giao dịch, giấy tờ cần cung cấp của khách hàng cũng đã giảm từ 20 - 40%; một số quy trình/sản phẩm dịch vụ giảm 42% số lượng bản gốc mẫu biểu; giảm 45% số lượng chữ ký khách hàng và 48% số lượng chữ ký cán bộ ngân hàng trên hồ sơ;…

Chi tiết hơn, theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), cơ cấu tín dụng tiếp tục dịch chuyển vào các lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, như: Nông nghiệp nông thôn (tăng 25,5%); công nghiệp hỗ trợ (tăng 25,08%); DN ứng dụng công nghệ cao (tăng 20,02%); xuất khẩu (tăng 18,13%) và DNNVV (tăng 14,45%)... đã góp phần quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81%. Riêng 3 tháng đầu năm 2018, dư nợ tín dụng nền kinh tế tiếp tục tăng 3,63% so với cuối năm 2017.

Với khối DNNVV, trong năm 2017, có 219.324 DN được xem xét cho vay vốn và đến 31/12/2017 có 209.089 DN còn dư nợ (tăng 29.588 DN so với năm 2016) với tổng số tiền là 1.375.784 tỷ đồng (tăng 14,45% so với cuối năm 2016), chiếm 21,13% dư nợ toàn nền kinh tế và là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

cai thien chi so tiep can tin dung voi dnnvv can nhung ho tro dai han
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng đối với DNNVV

Còn nhiều khó khăn

Dù đạt kết quả khả quan trong hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV, song theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, vẫn còn đó không ít trăn trở về chính sách, thực thi.

Dẫn kết quả Báo cáo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017 của Đại học Kinh tế Quốc dân: Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp" do GS.TS Trần Thọ Đạt và PGS.TS. Tô Trung Thành đồng chủ biên, ông Võ Trí Thành cho biết, các DN bị ngân hàng thương mại (NHTM) từ chối hoặc chỉ giải ngân một phần nhu cầu vốn là do tài sản thế chấp không đủ điều kiện.

Cụ thể, cơ cấu tài sản thế chấp được yêu cầu trong hồ sơ vay vốn vẫn là đất, nhà (chiếm 38,5%); máy móc, thiết bị (chiếm 26,5%);… Ngoài ra, chi phí “lót tay”, quà tặng, chi trả lãi cao… cũng là rào cản tiếp cận vốn, nhất là với DNVVN.

Trong khi đó, bản thân các TCTD gặp khó khăn khi phải đồng thời thực hiện chính sách lãi suất hợp lý và đáp ứng nhiều mục tiêu, như: đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền; chính sách lãi suất kiểm soát làm phát của NHNN; chính sách lãi suất ưu đãi của các chương trình tín dụng trọng điểm…

Đưa giải pháp, ông Thành nhấn mạnh, với một nền kinh tế có hệ thống tài chính dựa nhiều vào ngân hàng như Việt Nam thì nâng cao khả năng tiêp cận tín dụng của các DN, trong đó có DNNVV cần được chú trọng và các NHTM cần quan tâm hơn vì DNVVN là đối tác quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM trên cơ sở “hai bên cùng thắng”.

Còn TS. Cấn Văn Lực thì cho rằng, trước hết cần thực hiện nghiêm và có hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ DNVVN, như: các chính sách, chương trình của Chính phủ về phát triển DNVVN, cắt giảm thuế, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ DNNVV… Đặc biệt, cần phát triển cân bằng thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…

Với các TCTD, ông Lực đề nghị cần thiết kế các sản phẩm đặc thù, phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, đồng thời, có biện pháp linh hoạt về tài sản đảm bảo, đẩy nhanh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, phối hợp với các cơ sở bán lẻ, các hiệp hội, ngành hàng… nhằm giảm sự chồng chéo trong thẩm định để đẩy mạnh cho vay…

Chuyên gia Cấn Văn Lực: Bản thân các DN cần minh bạch hoác hoạt động, báo cáo tài chính, chủ động tái cơ cấu, cập nhật chiến lược kinh doanh phù hợp, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập sâu, rộng.
cai thien chi so tiep can tin dung voi dnnvv can nhung ho tro dai han Bộ Công thương 'trảm' một loạt thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh

Bộ Công thương tiếp tục "trảm" một loạt thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh trên 10 lĩnh vực.

cai thien chi so tiep can tin dung voi dnnvv can nhung ho tro dai han Miễn 2 sắc thuế ô tô: Ai hưởng lợi?

Ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam có cơ hội giảm giá nhờ được miễn, giảm thuế.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.