Chỉ số đầu tư M&A tại Việt Nam sẽ khởi sắc vào năm sau, chỉ xếp sau Mỹ

Điều này hoàn toàn khả quan khi các nền kinh tế phương Tây đa dạng hóa chiến lược chuỗi cung ứng và cố gắng rời khỏi Trung Quốc.

Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor mới đây công bố báo cáo về chỉ số đầu tư vào hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), trong đó Việt Nam là một trong những thị trường dự báo có hoạt động M&A tiềm năng nhất thế giới năm 2020.

Đông Nam Á trở nên nổi bật giữa xu hướng toàn cầu hóa bị đảo ngược

Thị trường M&A đã thay đổi trong suốt 5 năm qua, trong đó các thương vụ thay đổi dần về cơ cấu, các hoạt động M&A toàn cầu giảm 20% và một số ngành chuyển dần sang liên kết dọc.

Báo cáo chỉ ra rằng, khi thế giới bắt đầu hồi phục sau những gián đoạn do Covid-19 gây ra và bước vào thiết lập địa chính trị mới, việc phải hiểu cách các giao dịch M&A sẽ phát triển như thế nào thật sự quan trọng.

Dữ liệu của Euromonitor nghiên cứu số liệu trong 6 năm, và đưa ra kết luận, tăng trưởng GDP thực, mức độ sản xuất công nghiệp, phần trăm cho hoạt động R&D và thuế suất là các yếu tố quan trọng hấp dẫn đầu tư vào một ngành công nghiệp.

Chỉ số đầu tư M&A do Euromonitor nghiên cứu phản ánh mức đầu tư dự kiến và mức độ hấp dẫn của thị trường M&A toàn cầu giữa những cú sốc kinh tế vĩ mô và tài chính.

Mô hình nghiên cứu này bao gồm tổng cộng 314.002 thương vụ M&A từ 50 quốc gia và hơn 150 ngành trên toàn thế giới từ năm 2015 - 2020.

Các giải pháp công nghệ và công nghệ thông tin liên quan đến nền kinh tế kĩ thuật số và ngành thực phẩm đóng gói là những ngành bền vững và đặc biệt có sức hút lớn đối với chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Euromonitor, các nền kinh tế Đông Nam Á trở nên nổi bật giữa xu hướng toàn cầu hóa bị đảo ngược và tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Biểu đồ dưới đây về chỉ số đầu tư M&A (2019) cho thấy sự phân bố điểm M&A của các quốc gia chia thành 4 nhóm là nhóm thấp điểm, nhóm điểm trung bình thấp, nhóm điểm trung bình cao và nhóm cao điểm.

sf - Ảnh 1.

Covid-19 đã đang và sẽ tiếp tục tác động đến sự năng động của hoạt động M&A trên toàn thế giới. (Việt hóa: Minh Hằng).

Có thể thấy, chỉ Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đạt được mức đầu tư M&A cao so với thế giới trước Covid-19. Tuy nhiên, đại dịch đã đang và sẽ tiếp tục tác động đến sự năng động của hoạt động M&A trên toàn thế giới.

Các nước Đông Nam Á đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với Trung Quốc

Đông Nam Á sẽ là những các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất do cải cách kinh tế và chính trị trong nước cũng như các chương trình nghị sự về kinh tế, bầu cử được thúc đẩy bởi hai cường quốc thế giới là Trung Quốc và Mỹ.

Theo nhận định của các chuyên gia, khi các nền kinh tế phương Tây đa dạng hóa chiến lược chuỗi cung ứng và cố gắng rời khỏi Trung Quốc, với các nền kinh tế Đông Nam Á như Việt Nam thì kênh đầu tư dự báo sẽ phát triển và hoạt động M&A tại khu vực này sẽ sôi động.

Giải thích điều này, các chuyên gia cho rằng, giá trị tài sản trên thế giới đang suy sụp do những bất ổn về kinh tế, đi kèm với những quốc gia muốn liên minh tiền tệ, nhất là ở các thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, các cơ hội giao dịch và đầu tư đang dịch chuyển khỏi thị trường các nền kinh tế phát triển, nhắm đến các thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ Latinh.

Báo cáo của Euromonitor cũng chỉ ra rằng, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc đang tập trung vào đầu tư thị trường nội địa thì các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á lại được hưởng lợi từ dòng dịch chuyển đầu tư từ các nước phương Tây.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, khu vực Đông Nam Á đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng (bao gồm cả phân phối và sản xuất) để cạnh tranh với Trung Quốc.

Khu vực này cũng có nhiều kế hoạch đầu tư vào năng lượng tái tạo nhưng đang bị trì hoãn do dịch Covid-19. Mặt khác, Trung Quốc chọn con đường phục vụ thị trường trong nước.

sf - Ảnh 2.

Các ngành nghề nổi bật của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể thu hút đầu tư. (Ảnh: Minh Hằng việt hóa từ báo cáo của Euromonitor).

Trong khi đó, Mỹ lựa chọn chiến lược nhằm đạt được chỗ đứng ở châu Á và Đông Âu, giảm sự phụ thuộc vào Nga.

sf - Ảnh 3.

(Ảnh: Minh Hằng việt hóa từ báo cáo của Euromonitor).

Trong tất cả những hậu quả mà Covid-19 để lại, các nền kinh tế mới nổi đang có những hành động cấp thiết để phục hồi nhanh hơn. Giá trị tài sản suy giảm có thể là cơ hội tốt để các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh/đầu tư.

Dự báo đầu tư vào hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ trong năm 2021 tại khu vực Đông Nam Á

Nghiên cứu về chỉ số đầu tư M&A của các quốc gia giai đoạn 2020 - 2021 cho thấy Việt Nam đứng thứ 5, lọt top 10 thị trường có tăng trưởng trong chỉ số đầu tư M&A cao nhất thế giới trong năm 2020 - 2021.

Chỉ số đầu tư vào thương vụ M&A tại Việt Nam nổi bật giữa xu hướng toàn cầu hóa bị đảo ngược  - Ảnh 5.

Việt Nam lọt top 10 thị trường tăng trưởng chỉ số đầu tư M&A cao nhất trong năm 2020 - 2021. (Nguồn: Euromonitor).

Trong báo cáo về chỉ số khả năng phục hồi thị trường IPO của Euromonitor, hầu hết các các công cụ chính sách tiền tệ của các nền kinh tế gần như cạn kiệt và chi phí đi vay thấp do lãi suất thực âm.

Sự kết hợp giữa chi phí đi vay thấp và giá giảm do Covid-19 mang lại sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài thông qua các thương vụ M&A.

Theo một báo cáo từ Fitch Ratings, nhờ chi phí đi vay thấp mà thị phần sản xuất hàng tiêu dùng trong nước của Trung Quốc đang giảm và được dịch chuyển qua các quốc gia như Việt Nam, Tây Ban Nha, Ba Lan và Indonesia.

Dự báo hoạt động M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ trong năm kế tiếp.

sf - Ảnh 4.

Việt Nam dự kiến năm 2021 có điểm chỉ số đầu tư vào M&A chỉ xếp sau Mỹ. (Ảnh: Minh Hằng việt hóa từ báo cáo của Euromonitor).

Báo cáo nhận định, Việt Nam đã loại bỏ một số điều kiện trong việc sở hữu song song vốn nước ngoài đối với các công ty niêm yết năm 2019. Điều này đã làm tăng thêm triển vọng tích cực của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc Malaysia giảm thuế tem đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động M&A có thể là cơ hội tốt để đầu tư.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.