Chỉ còn 20 ngày nữa, các sĩ tử 2000 sẽ chính thức bước vào kì thi THPT quốc gia 2018. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng mà thí sinh cần ôn tổng kết lại những kiến thức đã được học, chuẩn bị tâm lí thoải mái để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi quan trọng này.
Nguyễn Hoàng Giang, cựu học sinh trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, hiện đang là sinh viên năm 2 ngành Bác sĩ đa khoa đã chia sẻ về chiến thuật ôn luyện để đạt được điểm cao trong kì thi THPT quốc gia với các sĩ tử của mùa tuyển sinh năm 2018.
Nguyễn Hoàng Giang hiện đang là sinh viên năm 2 ngành Bác sĩ đa khoa - ĐH Y Hà Nội |
Tài liệu chuẩn là yếu tố hàng đầu!
Trước tiên, các em phải có tài liệu chuẩn, tài liệu chính là “kho đạn dược” của em trong một “cuộc chiến đấu”, vì vậy nó rất quan trọng. Trong giai đoạn còn 3 tuần nữa là thi thì các em rất cần phải làm đề thi thử. Vậy “kiếm” đề ở đâu cho chuẩn?
Theo chia sẻ của Hoàng Giang, nguồn tài liệu chuẩn trước tiên chính là đề thi đại học của các năm trước vì đây là nguồn tài liệu chuẩn của Bộ. Các em cũng có thể kết hợp với việc luyện các đề thi thử của các trường THPT chuyên, tài liệu của các giáo viên uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm luyện thi đại học.
Mỗi đề làm bao nhiêu lần là đủ? Mỗi ngày nên làm mấy đề?
Trong những ngày cuối ôn thi THPT quốc gia, với mỗi đề thi, Hoàng Giang thường tự làm đi làm lại 4 lần.
"Lần 1 làm như đề thi thật, các em bấm thời gian và làm bài thật nghiêm túc. Sau khi làm xong, em so sánh kết quả và tìm ra những lỗi sai. Đừng vội xem lời giải mà hãy cố giải thử làm lại lần nữa. Với những câu về lý thuyết thì các em kiểm tra sách giáo khoa. Nếu xem giải luôn em sẽ dễ nhanh chóng quên bài đó.
Lần 2, em làm với thời gian ngắn hơn một nửa so với lần đầu. Ở lần này, với những câu lý thuyết em nên đọc to ra để cho nhớ và đáp án chọn là gì, với bài tập hãy giải thật nhanh (đừng cố nhớ đáp án cũ, hãy làm như mới làm nhưng biết hướng triển khai để tìm ra kết quả).
Lần 3 làm giống lần 2 nhưng với thời gian ít hơn, cố gắng để đạt trung bình 30 - 45s/câu.
Với khoảng thời gian đó, để làm 1 đề Hoá hay đề Sinh em sẽ mất khoảng 3-4h. Nhưng bù lại, em sẽ nhớ được những thứ đó rất lâu và rèn luyện khả năng bấm máy tính và tư duy của mình.
Vậy lần 4 sẽ làm khi nào ở đâu? Các em sẽ làm trước khi bắt đầu vào đề mới coi như là 1 lần khởi động lại não bộ", Hoàng Giang chia sẻ.
Mỗi ngày, các em không nên luyện quá nhiều đề thi vì làm 3-4 đề nhưng không nhớ được những gì đã làm thì cũng rất phí thời gian và công sức. Nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn việc làm đề như "cưỡi ngựa xem hoa".
Sổ ghi chép - bí kíp "lướt nhanh", sửa nhanh câu đã làm sai
Sau mỗi lần làm đi làm lại 1 đề, các em nên và cần phải có 1 cuốn sổ để ghi chép lại những kiến thức mới, những câu mình đã làm sai, những câu "bẫy", những câu hỏi hay, mang tính thức hành... Cuốn sổ "bí kíp" này sẽ rất hữu ích trong những tuần cuối cùng trước khi bước vào kì thi THPT quốc gia 2018.
Bên cạnh đó, sau mỗi lần ôn đề tổng hợp kiến thức rất là quan trọng ví dụ với môn Hoá em nên tổng hợp kiến thức kiểu như VD: Ứng tráng bạc có bao nhiêu chất...
Đặc biệt các em nên ôn kĩ những dạng bài mà mình không làm được.
Vậy việc sắp xếp thời gian thế nào cho hợp lý?
Ở giai đoạn này các sĩ tử nên nghỉ hết học thêm và tự luyện ở nhà là chính. Các em cũng có thể rủ bạn qua nhà học và làm theo phương pháp trên. Tuy nhiên trong thời gian học và làm đề các em không được nói chuyện mà sẽ phải quy định thời gian chơi và trao đổi sau. Bí kíp tập trung ở đây là gì, học 1h em nghỉ giải lao 10 phút (có thể lấy đồng hồ bấm giờ học và nghỉ luôn).
Trong thời gian 10 phút đó em hãy làm tất cả những gì không liên quan đến việc học để giải trí thư giãn. Đổi lại, trong lúc học thì phải gạt bỏ tất cả những gì khiến em mất tập trung như: tắt điện thoại, để điện thoại ở chế độ máy bay, học ở nơi yen tĩnh…
Các em nên dàng ngày chủ nhật để lên lịch, thời gian biểu cho tuần tiếp theo. Mỗi ngày chia làm 3 buổi sáng trưa chiều tối và ghi rõ trong khoảng thời gian nào em học, ăn, ngủ, nghỉ ngơi. Anh khuyến khích mỗi buổi học một môn.
Khi em lên kế hoạch rồi em sẽ bất ngờ là tại sao mình có nhiều thời gian đến vậy. Tối lúc đi ngủ em hãy nhắm mắt và nghĩ lại ngày hôm nay mình đã học được gì, mình đã làm được gì để rút kinh nghiệm cho ngày mai.
Làm gì khi vào phòng thi áp lực tâm lí, đột nhiên kiến thức trong đầu biến mất?
Về áp lực tâm lí khi bước vào phòng thi, Hoàng Giang chia sẻ: "Vấn đề tâm lí khi bước vào phòng thi là điều hết sức bình thường. Đối với những kì thi quan trọng như thi THPT quốc gia thì đây lại là điều hiển nhiên. Cách tốt nhất là em nên đối mặt và vượt qua nó.
Tâm lý bối rối, lo lắng xảy ra khi chúng ta quên kiến thức và không làm được bài. Cách xử trí cấp bách trong tình huống này như sau: em hãy dừng lại, đặt bút xuống hít thật sâu 3 hơi thở hoặc uống một ngụm nước. Câu khó thì bỏ qua xử lý câu dễ trước, đừng cuống vì khi đó em sẽ không làm ra đáp án chính xác được".
Chiến thuật làm đề thi trắc nghiệm để kịp thời gian là gì?
Theo Hoàng Giang, các sĩ tử nên chia làm 3 lượt:
Lượt 1: Các em làm tất cả những câu lý thuyết trong đề thi, nhớ là phải đọc thật kĩ để không mất công làm lại lượt 2 mà vẫn phải đảm bảo đúng.
Lượt 2: Các em làm tất cả những câu bài tập, đòi hỏi tính toán đơn giản, những câu mà chỉ nhìn lướt qua em đã xác định hướng làm.
Lượt 3: Em làm những câu khó còn lại trong đề thi.
Khi làm 3 lượt như vậy thì em sẽ luôn được “ăn” điểm tối đa nhất tránh nhầm lẫn những lỗi nhỏ.
3 lỗi sai ngữ pháp thường gặp trong đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh
Dưới đây là bài tổng hợp và phân tích những lỗi sai thí sinh dễ gặp phải nhất trong đề thi THPT quốc gia môn ... |
Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa: Bí kíp ôn lí thuyết nhẹ nhàng mà hiệu quả trong 30 ngày
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa, các sĩ tử 2000 sẽ chính thức bước vào kì thi THPT quốc gia 2018. Trong thời gian này ... |
Ôn thi THPT quốc gia môn Văn: Các bước đạt điểm tối đa phần nghị luận xã hội 200 chữ
Câu hỏi nghị luận xã hội 200 chữ chiếm 2 điểm trong đề thi THPT quốc gia 2018 môn Văn. Vậy thí sinh phải viết ... |
Giáo dục 01:56 | 23/06/2018
Giáo dục 23:00 | 22/06/2018
Giáo dục 12:00 | 22/06/2018
Giáo dục 23:00 | 20/06/2018
Giáo dục 12:00 | 20/06/2018
Giáo dục 23:00 | 18/06/2018
Giáo dục 23:00 | 15/06/2018
Giáo dục 12:00 | 15/06/2018