Chính phủ chi một tỷ USD 'giải cứu' Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải thuận tự nhiên, chống can thiệp thô bạo. 

Chiều 27/9, sau hai ngày làm việc với hàng trăm ý kiến, giải pháp của các chuyên gia, lãnh đạo địa phương, bộ ngành đóng góp phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ngay sau hội nghị này, Chính phủ sẽ có một Nghị quyết về vùng đất này.

"Một trong những tinh thần cốt yếu chính là giữ được đất, giữ được nước, giữ được con người, trên cơ sở đó cần có tầm nhìn để xây dựng ĐBSCL từ vựa lúa trở thành khu vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao", Thủ tướng nói và yêu cầu nhanh chóng xây dựng quy hoạch tích hợp phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu; theo hướng chủ động sống chung với lũ, mặn, lợ.

Người đứng đầu Chính phủ nêu ba quan điểm để phát triển vùng đất "Chín Rồng", trong đó ông nhấn mạnh việc bảo tồn những giá trị văn hóa và cuộc sống sung túc của người dân; thay đổi tư duy phát triển cổ điển sang tư duy kinh tế nông nghiệp hữu cơ, sáng tạo, thông minh và công nghệ cao, có sức cạnh tranh cao; đặc biệt là tiết kiệm nước.

chinh phu chi mot ty usd giai cuu dong bang song cuu long

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Thành Nguyễn

"Phát triển nhưng phải thuận tự nhiên, chống can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Phát triển miền Tây phải lấy con người làm trung tâm, chuyển từ chiều rộng sang sâu; số lượng sang chất lượng; bảo tồn gia trị văn hóa nghệ thuật; đa dạng sinh học… Coi nước mặn, lợ cũng là nguồn lực của tài nguyên”, Thủ tướng yêu cầu.

Ghi nhận những ý kiến của 13 tỉnh thành trong khu vực, Thủ tướng yêu cầu ngay sau hội nghị này phải thành lập ngay cơ chế điều phối vùng. Đồng thời, kịch bản biến đổi khí hậu 2010 phải được cập nhật, công bố công khai cho chính quyền và người dân nắm chắc thông tin chủ động ứng phó.

Về đầu tư các công trình ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng nhấn mạnh, từ nay đến 2020 phải giải ngân có hiệu quả một tỷ USD để làm một số công trình: Cống sông Cái lớn - Cái bé, cống Trà Sư, Tha La, xử lý một số đoạn sạt lở nghiêm trọng...

Thủ tướng cho biết, hiện nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương cho ĐBSCL khoảng 20%; thời gian tới Ngân hàng thế giới sẽ hỗ trợ cho vay khoảng 300 triệu USD, cộng với các nguồn khác khoảng một tỷ USD để đầu tư các công trình ứng phó biến đổi khí hậu, chống ngập mặn trong vùng.

Để phát triển bền vững Tây Nam Bộ, Thủ tướng cho biết định kỳ hai năm một lần Chính phủ sẽ tổ chức một hội nghị có quy mô lớn như lần này để cùng bàn thảo kế hoạch, rà soát việc thực hiện các mục tiêu, chủ trương, giải pháp để chung tay xây dựng, đưa ĐBSCL đi đến một tương lai tươi sáng hơn.

Trước đó, tham luận tại hội nghị Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh cho rằng thời gian tới, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, khốc liệt cộng với việc hoàn thành các đập thủy điện phía thượng nguồn Mekong sẽ tác động mạnh mẽ và tiêu cực đến mọi mặt đến ĐBSCL.

Ông Thạnh đề nghị tái cơ cấu lại ngành kinh tế trong vùng, trong đó xác định rõ vai trò của từng tỉnh, xem xét lại chỉ tiêu bảo vệ đất lúa; xử lý sự cố sạt lở, bảo vệ các công trình trọng yếu của vùng.

Đầu tư và nâng cấp mở rộng các hồ chứa nước nhằm tăng khả năng tích trữ và chủ động nguồn nước trong mọi tình huống. Phát triển các cụm công nghiệp sinh thái sản xuất lúa gạo khép kín với quy mô lớn, tiết kiệm nước và năng lượng…

Chủ tịch Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đề xuất về quy hoạch, cần phân chia ĐBSCL thành 3 vùng (vùng trên, vùng giữa, vùng ven biển). Trong đó có quy hoạch cụ thể cho từng tiểu vùng để có cơ chế phù hợp cho đầu tư phát triển; định hướng luân canh lúa tôm vùng dễ bị xâm nhập mặn; đầu tư hoàn thiện hệ thống các công trình thủy lợi, điện cho vùng nuôi tôm...

Trong khi đó, Bí thư Đồng Tháp Lê Minh Hoan đề xuất triển khai các mô hình nông nghiệp thông minh; xây dựng đề án liên kết tiểu vùng; đầu tư kiến tạo mô hình các chuỗi giá trị cho từng ngành hàng; phát huy hiệu quả vai trò của kinh tế hợp tác trong tái cơ cấu kinh tế khu vực ĐBSCL…

Không thuộc ĐBSCL nhưng có quan hệ mật thiết tới sự phát triển của cả vùng đất này,

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố cũng như các tỉnh ĐBSCL đang phải đối phó với các thách thức nước biển dâng; lượng mưa lớn; sụt lún nền đất... Những thách thức này đòi hỏi phải hiểu nước, quy hoạch, sử dụng nguồn nước cho phù hợp.

Ông Nhân đề nghị nghiên cứu kỹ việc trồng cây ven biển bảo vệ đất; đầu tư xây dựng các công trình chống ngập cục bộ, hoặc liên tỉnh; xây dựng hệ thống đo đạc thông tin của cả vùng về các chỉ số sụt lún, sạt lở ven biển, lượng mưa, nước ngầm.

Về phía các chuyên gia đầu ngành, GS Võ Tòng Xuân đề nghị Việt Nam phải sử dụng hiệu quả, hợp lý những gì mình đang có, không thể thụ động chờ đợi vào các quốc gia thượng nguồn. Phải lựa chọn các giống cây, con phù hợp với từng điều kiện nguồn nước (lợ, nước ngọt, mặn); mạnh dạn bỏ hạn điền, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp…

chinh phu chi mot ty usd giai cuu dong bang song cuu long Làm gì để miền Tây phát triển và không biến mất sau 100 năm?

Lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa ra nhiều giải pháp để "cứu" vùng này khỏi nguy cơ biến mất vì biến ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.