Chính phủ phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA

Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) kí năm 1992. ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) kí ngày 22/1/2019.

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Nghị định thư trên, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cơ hội, quyền và lợi ích trong quá trình thực hiện.

Bộ Ngoại giao thực hiện thủ tục đối ngoại theo qui định trước ngày 1/8/2020.

Hiệp định ATIGA được kí vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) kí năm 1992.

ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA

Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN kí (các FTA ASEAN ).

Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, qui tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...