Chủ app cho vay 5 triệu đòi trả gốc và lãi 100 triệu là ai?

Rất nhiều người đã lâm vào vòng nợ nần, tán gia bại sản, thậm chí là tự tử khi vướng vào app tín dụng đen - một hình thức cho vay qua mạng bất hợp pháp hoạt động rầm rộ thời gian qua.
 - Ảnh 1.

Người dân tìm hiểu việc vay tiền qua app trên điện thoại di động. (Ảnh: QUANG ĐỊNH)

Đa số các nạn nhân của app tín dụng đen là người đang gặp khó khăn. Báo Tuổi Trẻ đã có nhiều bài viết cảnh báo về hệ lụy của hình thức cho vay này, tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều bạn đọc gọi đến báo tố cáo, kêu cứu khi bị các nhân viên "tín dụng" của "app đen" khủng bố, đe dọa, bêu riếu trên mạng... để đòi nợ.

Cần có giải pháp gì để kéo người dân ra khỏi vòng xoáy app tín dụng đen này?

Vào tròng vay app sau trả nợ app trước

Sáng 12/9, một phụ nữ tên H. ở TP HCM đã gọi điện đến đường dây nóng báo Tuổi Trẻ với giọng hốt hoảng. Chị H. cho biết mình và những người thân trong gia đình đang bị đe dọa bởi các nhân viên app tín dụng đen.

Hơn tháng trước, chị H. nhận được một đường link giới thiệu vay tiền trên mạng. Đang cần tiền, chị làm theo các yêu cầu của app VDong như chụp hình chân dung, cho phép app thâm nhập vào danh bạ điện thoại, Facebook... và chỉ hơn 10 phút sau chị đã nhận được số tiền 3 triệu đồng trong tài khoản (trên số tiền vay 5 triệu đồng).

Như những nạn nhân khác, chị H. bị "nhân viên tín dụng" của app trừ ngay số tiền "quản " là 2 triệu đồng.

Một ngày trước khi hết thời gian trả nợ, chị H. liên tục nhận được điện thoại của "nhân viên tín dụng" truy đòi nợ. Sau đó các nhân viên này gửi cho chị H. các đường link cho vay qua mạng khác và gợi ý chị tham gia vay, lấy tiền trả nợ.

Cứ thế chị H. bị đưa vào "tròng" - tiếp tục vay của các app sau để trả cho khoản vay trước. Tới nay số tiền gốc và "lãi" mà chị H. còn nợ là 40 triệu đồng dù trước đó chị đã trả được 60 triệu đồng. "Thời gian tới tôi không biết phải làm sao. Tôi lo lắng cho sự an nguy của người thân vì họ cũng bị đe dọa" - chị H. nói.

Tương tự, như Tuổi Trẻ đã thông tin, trường hợp chị Phạm Thị Tuyết Mai (24 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) vay 8 triệu đồng từ app và sau đó phải trả gần 200 triệu cũng đã bị dụ với hình thức trên. Ban đầu, chị Mai vay 8 triệu đồng từ 4 app khác nhau.

Và trước 1 ngày đến hẹn trả nợ, nhân viên từ các app liên tục gọi điện để gây áp lực, đồng thời họ cũng "mở cho chị một lối đi" - giới thiệu và gửi đường link các app vay tiền khác. Chị Mai chỉ cần thao tác vài bước đơn giản là có thể vay được tiền.

Tuy nhiên số tiền vay mới được chuyển ngay vào tài khoản của app mà chị Mai đã vay trước đó để trả nợ.

Cứ thế, với chiêu thức trừ tiền quản , các loại phí... (thực chất là lãi suất "cắt cổ" của các app), để có đủ tiền trả khoản nợ vay cho app cũ, chị Mai phải vay tiền trên 2 hoặc 3 app mới.

Và từ 4 app vay tiền ban đầu, khoảng 2 tháng sau, chị Mai đã phải vay 64 app khác nhau để trả nợ. Chỉ từ vay 8 triệu đồng ban đầu, hiện gia đình chị Mai đã phải vay hơn 200 triệu để trả nợ các app nhưng vẫn còn nợ gần 100 triệu đồng.

 - Ảnh 2.

Những app di động với lời mời gọi cho vay “nhận tiền ngay“ chỉ vài thao tác điền thông tin thì người vay đã có tiền. (Ảnh: NGỌC PHƯỢNG)

Những "ông chủ" giấu mặt

Đa số các nạn nhân của dịch vụ cho vay qua app tín dụng đen đều khó có thể thoát ra khi vướng vào bẫy. Với cách thức cho vay tín chấp, thao tác đơn giản, nhận được "tiền tươi thóc thật" chỉ trong vài phút, những người lao động nghèo vốn dĩ đang cần tiền sẽ dễ dàng bị sa bẫy app tín dụng đen.

Anh Hồng Tâm (ngụ quận 12, TP HCM) kể: "Tôi đang cầm điện thoại lướt web thì bất chợt có một đường link lạ xuất hiện. Tôi bấm vào thấy họ quảng cáo cho vay tiền qua mạng. Đang kẹt tiền nên tôi vay vì thấy thủ tục thật đơn giản".

Ban đầu anh Tâm vay 2 triệu đồng nhưng chỉ nhận được 1,4 triệu đồng. Số tiền còn lại nhân viên app giữ lại (lấy luôn) gọi là phí dịch vụ. 7 ngày sau đến hạn trả nợ, anh Tâm vẫn phải trả đủ 2 triệu đồng.

Do chưa có tiền trả nên anh Tâm tiếp tục vay các app khác khi được giới thiệu. Anh đã gọi đến báo Tuổi Trẻ để cầu cứu vì số tiền nợ tăng chóng mặt và liên tục bị đe dọa, nhắn tin khủng bố tinh thần.

Nhận định về dạng cho vay thông qua các app tín dụng đen, một cán bộ Công an TP HCM cho rằng ở TP HCM cũng xuất hiện các app cho vay tiền online. "Đây là một dạng có dấu hiệu của tội phạm hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi.

Qua xác minh một số vụ tố giác vay nợ qua app, chúng tôi đã phát hiện những địa chỉ công ty quảng cáo cho vay qua app là những địa chỉ ma", vị cán bộ này nói.

Cũng theo nhận định của Công an TP HCM, phương thức chung của hoạt động cho vay thông qua app là giao dịch ngầm, sự thỏa thuận giữa con nợ và chủ nợ không được chứng thực. Đa số các app có một "ông chủ" đứng đằng sau điều hành.

Và khi người vay chậm trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán, các "ông chủ" cho đòi nợ thông qua "lực lượng đòi nợ thuê". Từ đó phát sinh các hành vi trái luật như đe dọa, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người...

Theo vị cán bộ Công an TP HCM, đơn vị đang triển khai các nhóm giải pháp xử ngay khi phát sinh (kể cả xử phạt hành chính) đối với trường hợp tín dụng đen qua app, không chờ phát sinh các hành vi phạm tội khác.

"Công an TP khuyến cáo người dân khi phát hiện các vụ việc, băng nhóm nghi vấn liên quan hoạt động tín dụng đen cần báo cơ quan công an. Tuyệt đối không nên vay tiền theo thông tin quảng cáo của các đối tượng, tổ chức không rõ danh tính, địa chỉ...", Công an TP HCM cảnh báo.

Liên quan vụ việc "Tự tử vì vay qua app" (Tuổi Trẻ ngày 10/9), ngày 12/9, lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang phối hợp với Công an thị xã Gò Công và các đơn vị nghiệp vụ liên quan điều tra vụ việc.

Cùng ngày, chị Phạm Thị Tuyết Mai - người vay tiền bị "khủng bố" tinh thần trong thời gian qua - cho biết lực lượng chức năng đã làm việc với chị liên quan đến việc vay tiền qua app và thu thập các chứng cứ liên quan.

H.THƯƠNG

Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP HCM):

Xem lại cách quản

Thực tế app chỉ là phương tiện cho người có tiền và người cần tiền giao dịch và chưa có quy định cấm giữa cá nhân với cá nhân giao dịch. Tuy nhiên theo quy định, tổ chức hoạt động tín dụng phải có một số điều kiện như được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, số vốn tối thiểu, cách thức cho vay...

Như vậy, tổ chức cho vay qua app không tuân thủ quy định trên là vi phạm pháp luật. Luật không cấm cá nhân cho cá nhân vay, nhưng tổ chức hay cá nhân cho vay lãi suất quá mức quy định cho phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi.

Trước đây ở Trung Quốc xuất hiện một số công ty cho vay qua app, qua mạng và Trung Quốc đã có những biện pháp ngăn chặn. Có thể một số công ty này chuyển sang hoạt động ở Việt Nam hoặc được những cá nhân, tổ chức hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở nước ta "học hỏi".

Thủ đoạn mà các đối tượng cho vay qua app áp dụng như nhắn tin đe dọa, tìm đến địa chỉ nhà người vay, người thân quen tạo áp lực thu nợ...

Tuy nhiên việc bên thu nợ đưa hình ảnh cá nhân người khác lên mạng nói xấu, tung tin lệnh truy nã, đe dọa, bắt giữ, cưỡng đoạt... sẽ vi phạm pháp luật từ quyền nhân thân, xúc phạm danh dự nhân phẩm, đến vu khống, cưỡng đoạt tài sản...

Thực tế nhu cầu vay và cho vay là có thực nên các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng... phải xem lại cách thức quản , hoạt động của mình. Thủ tục cho vay qua app nhanh gọn, đơn giản, sớm có tiền nên thu hút và dễ dàng "lừa" người có nhu cầu vay mượn.

Luật sư Cao Minh Triết (trưởng văn phòng Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang):

Đây thực chất là tổ chức tín dụng đen

Việc cho vay qua app trong thời gian vừa qua không phải là một tổ chức tín dụng hợp pháp, mà là tổ chức tín dụng đen, làm việc bất hợp pháp.

Nội dung giao dịch rõ ràng trái pháp luật. Chẳng hạn như người đi vay chỉ cần chứng minh nhân thân hay tải hình ảnh của mình lên là được cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản gì. Trong hợp đồng vay tiền này không ghi rõ lãi suất hằng tháng hay hằng năm là bao nhiêu, cũng không ghi thời hạn phải trả nợ lãi và nợ gốc là sai.s.

BÌNH - M.TRƯỜNG

Bà Võ Thị Trung Trinh (phó giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP HCM):

Cảnh báo, hướng dẫn người dân

Về tình trạng hoạt động của các app tín dụng đen, Sở Thông tin và truyền thông TP HCM sẽ cho các phòng nghiệp vụ tìm hiểu, xác minh.

Căn cứ theo các quy định hiện hành, sở có giải pháp xử . Đối với các app liên kết máy chủ ở nước ngoài, sở sẽ phản ánh với Bộ Thông tin và truyền thông để bộ có những biện pháp ngăn chặn.

Tuy nhiên, trường hợp các ngân hàng hay tổ chức tín dụng chính quy cũng giới thiệu các gói cho vay trực tuyến theo đúng lãi suất quy định, tuân thủ pháp luật và tiếp cận người tiêu dùng thông qua app thì hoàn toàn có thể chấp nhận được. Cho nên cái gốc vấn đề nằm ở chính hành vi của người sử dụng app.

Để hạn chế tình trạng bị mắc bẫy tín dụng đen qua app, ngoài việc thông tin, hướng dẫn, cảnh báo..., người dân cần chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị thêm kiến thức để hiểu rằng khi vay tiền dù thủ tục có đơn giản cách mấy vẫn cần phải có những ràng buộc để nhân viên tín dụng thu hồi nợ. Không nên tin vào những quảng cáo cho vay tiền mà không cần điều kiện...

M.HƯƠNG - T.LONG

TS. Nguyễn Minh Sáng (ĐH Ngân hàng TP HCM):

Cho vay tiền qua mạng thành vay nặng lãi

Phần lớn các mô hình cho vay qua App đang bùng nổ hiện nay không hề được NHNN cấp phép mà chủ yếu đăng ký là công tư vấn đầu tư, môi giới cho vay tiền. Chính điều này dẫn đến hiện tượng biến tướng cho vay nặng lãi. Do không chịu quản của NHNN nên cơ sở pháp cho hoạt động này chỉ có Luật dân sự.

Vay qua App, người đi vay không hề được tư vấn cách tính lãi phải trả, họ chỉ biết số tiền trả cuối cùng. Trong khi những khoản vay qua App thường bị trừ phí khá cao, có khi bị trừ đến 1/3 số tiền duyệt vay nhưng lại bị tính lãi đầy đủ.

Đây chính là bẫy mà những người đi vay không lường trước, đến khi lún sâu vào các khoảng vay mới tá hỏa cách tính lãi có khi lên đến 200%/ngày.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng (Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom):

Vẫn đang chờ khung pháp

Mô hình cho vay ngang hàng (thông qua các App) vẫn đang chờ pháp chính thức từ nhà nước. Đáng tiếc, trong lúc các chính sách pháp chưa hoàn chỉnh thì thị trường vay qua App đang bị biến tướng với mức lãi suất rất cao, có cách hành xử khủng bố, uy hiếp tinh thần người đi vay, thậm chí còn bôi nhọ danh dự, đưa thông tin lên mạng xã hội...

Hiện Ngân hàng Nhà nước đã mời các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để tìm hiểu. Nếu kiểm soát được thì hình thức cho vay qua App sẽ góp phần phổ cập tài chính và đẩy lùi tình trạng "tín dụng đen" trong xã hội".

N.BÌNH

Ông Trần Viết Quân (giám đốc Công ty ứng dụng di động Xanh):

Khó quản các ứng dụng

Việc quản nhà nước còn khá mở với quản ứng dụng (app). Về cơ bản quản ứng dụng cũng tương đối khó khăn vì phụ thuộc vào các kho ứng dụng trực tuyến (App Store và Google Play), không phụ thuộc nhiều vào tên miền hay thậm chí máy chủ không cần đặt tại Việt Nam.

Dù có khó khăn chúng ta cũng nên nghiên cứu và có cơ chế quản tốt hơn các ứng dụng để vừa hỗ trợ cho nhà phát triển những ứng dụng tốt, vừa có căn cứ để xử các ứng dụng vi phạm. Nếu chúng ta có cơ chế tốt, không chỉ tạo điều kiện cho nhà phát triển mà còn giúp thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam trên nền tảng di động.

Đ.THIỆN ghi

Cho vay qua app có từ lâu tại các quốc gia phát triển

Các app cho vay tại Mỹ và Anh đã "giải ngân" được lần lượt là 1,5 tỉ USD và 1,8 tỉ USD vào năm 2016. Những doanh nghiệp dạng này của Nhật có dư nợ năm 2017 là 1,2 tỉ USD, theo báo cáo được công bố vào tháng 1/2019 của Học viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI).

ADBI cũng cho biết tại Anh, các doanh nghiệp cho vay qua app đều được đánh giá bởi cơ quan quản tài chính hàng đầu. Cơ quan này sẽ cung cấp phản hồi cho các kế hoạch được doanh nghiệp trình, cũng như tổ chức thử nghiệm những mô hình mới. Điều này được ADBI nhận xét là mô hình quản hiệu quả nhất hiện nay dành cho các dịch vụ cho vay qua app.

Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản là đơn vị chịu trách nhiệm đối với hoạt động cho vay qua app. Luật giao dịch và các công cụ tài chính được sửa đổi vào tháng 5/2015 để thêm các quy định cho hoạt động tín dụng qua app.

NGUYÊN HẠNH

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.