Chủ tịch Vietnam Airlines nói gì về văn bản mật tố Bamboo Airways

Ông Phạm Ngọc Minh giải thích văn bản mật mà doanh nghiệp gửi lên Cục Hàng không Việt Nam không phải chỉ là chuyện "giành giật phi công" mà là việc an ninh quốc gia.

Zing.vn có cuộc trao đổi nhanh với ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, bên lề đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệpvề câu chuyện lùm xùm nhân sự vừa qua.

Văn bản mật liên quan đến an ninh quốc gia

- Vừa rồi dư luận xôn xao về việc Vietnam Airlines gửi văn bản mật tố Bamboo Airways có hành vi giành giật phi công và đề nghị Cục Hàng không Việt Nam ngừng xem xét cấp phép khai thác Boeing 787 cho hãng hàng không mới. Ông nói gì về việc này?

- Văn bản đó liên quan đến an ninh hàng không, an ninh quốc gia, chứ không phải là nói chuyện phi công. Toàn những ông cơ trưởng đi chuyên cơ mà giờ họ xin nghỉ việc đồng loạt như vậy thì phải báo cáo để xử lí chứ.

Chủ tịch Vietnam Airlines nói gì về văn bản mật tố Bamboo Airways - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Minh và Tổng giám đốc Dương Trí Thành tại đại hội cổ đông Vietnam Airlines sáng 10/5. Ảnh: X.Được.


Đội bay đó là đội bay chủ lực. Đây cũng là nhóm thực hiện các chuyến bay chuyên cơ, các nhiệm vụ giải cứu người Việt ở nước ngoài, như trường hợp lập cầu hàng không đưa hàng nghìn lao động người Việt từ Lybia về nước năm 2011…

Thời điểm đó, Vietnam Airlines đã tổ chức 10 chuyến bay, đưa hơn 3.000 người về nước, với sự tham gia của 60 phi công, 180 tiếp viên nam, 40 cán bộ thuật. Lịch bay thường lệ của chúng tôi, gồm 73 chuyến bay nội địa, 17 chuyến bay quốc tế bị xáo trộn lịch bay vì chiến dịch này....

Bây giờ các phi cơ trưởng này xin nghỉ việc một loạt, thì nếu có sự cố như Lybia, ai sẽ đi bây giờ? Và nếu không phải là Vietnam Airlines, việc này giải quyết thế nào.

Lương phi công cơ bản đạt 80-85% mặt bằng khu vực

- Báo cáo trước Thủ tướng, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết có đội bay mà 30% xin nghỉ việc. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, khai thác của hãng ra sao, thưa ông?

- Tôi không nghĩ là tới 30%, nhưng việc thị trường có biến động thì đầu tiên phải hiểu là nhu cầu về lao động chuyên ngành là thị trường rất thiếu. Đương nhiên, đây là những khó khăn mà ban lãnh đạo tìm phương án để giải quyết chứ không thể nói vì có người mới tham gia, vì đơn vị khác nọ kia.

Chúng tôi phải có giải pháp tổng thể. Giải pháp trước mắt là vấn đề về lương và xa hơn là đào tạo lao động.

Chúng tôi cũng phải nhìn nhận lại dưới góc độ chính sách đào tạo, chuyển loại phi công của Vietnam Airlines. Chúng tôi cần phải đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo nguồn lực trong dài hạn.

Cách chúng tôi làm là cả một hệ thống đào tạo từ người không biết lái cho đến biết lái máy bay và chuyển loại sang các loại máy bay mà chúng tôi đang biên chế, cho đến nâng bậc cơ trưởng hay giáo viên là Việt Nam đã chuẩn hóa và cần đẩy mạnh hơn.

Chủ tịch Vietnam Airlines nói gì về văn bản mật tố Bamboo Airways - Ảnh 2.

Việc ngành hàng không phát triển nóng đang khiến lượng phi công trở nên khan hiếm. Ảnh: Hoàng Hà.


Làm tốt quá trình này thì lao động sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu của các hãng hàng không Việt Nam mà còn có tiềm năng xuất khẩu lao động tới các hãng hàng không trong khu vực.

- Liên quan đến cơ chế lương thưởng, đãi ngộ cho phi công, Vietnam Airlines cũng báo cáo Thủ tướng về vướng víu cơ chế do đây là đơn vị do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Vậy các ông có phương án nào để có thể cạnh tranh về chế độ đãi ngộ với các đối thủ, khi họ cam kết mức lương vượt trội?

- Đúng là chúng tôi vướng trần về lương bổng liên quan đến qui định của Nhà nước. Chúng tôi đang có kiến nghị phương án để Vietnam Airlines chủ động về tiền lương đối với lực lượng lao động thuật cao.

Mặc dù chưa được thông qua, chúng tôi cũng tận dụng mọi khả năng hiện có để tiếp tục lo lương, thu nhập, quyền lợi cho đội ngũ lao động đặc thù, chuyên môn cao và thuật cao.

Như vừa rồi chúng tôi điều chỉnh lương phi công cơ bản đạt 80-85% mặt bằng chung của khu vực Đông Nam Á. Lộ trình đó sẽ tiếp tục để sang năm sẽ đạt mức 90-95% mặt bằng chung.

Chủ tịch Vietnam Airlines nói gì về văn bản mật tố Bamboo Airways - Ảnh 3.

Ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật xác nhận việc bộ nhận được báo cáo của VNA về tình trạng phi công chuyển sang đến đơn vị khác hôm 24/4. Ông Nhật nhấn mạnh các doanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế thị trường.

Trước đó, Tập đoàn FLC - công ty mẹ của Bamboo Airways - gửi công văn tới Bộ GTVT, tiết lộ việc doanh nghiệp này "nhặt" được văn bản được cho là từ VNA. Trong đó VNA tố Bamboo Airways giành phi công và yêu cầu Bộ GTVT dừng xem xét việc cấp chứng chỉ khai thác (AOC) đối với loại tàu bay B787 của Bamboo Airways.

Trả lời Zing.vn, ông Trịnh Văn Quyết - CEO Bamboo Airways - khẳng định hãng này "đang thừa nhân lực phi công và tiếp viên", do đó không đi giành giật với ai. Ông nói văn bản của Vietnam Airlines là hành động chơi xấu.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...