Chưa có bất kì đại gia nào công bố giảm giá địa ốc

Mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng song giá bán bất động sản không hề có sự sụt giảm so với quý 4/2019 và chưa có bất cứ doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm.

Dù “ế”, giá vẫn không giảm

Lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tình hình thị trường bất động sản quý 1/2020 vô cùng trầm lắng so với cùng hàng năm. Lượng cung, giao dịch, tỉ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Trong đó, đối với các dự án nhà ở: Tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) là 53.236 sản phẩm. Tuy nhiên giao dịch chỉ đạt 7.641 sản phẩm. T lệ hấp thụ ở mức thấp: 14,3%.

Đáng chú ý theo lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản, mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng như vậy song giá bán bất động sản không hề có sự sụt giảm so với quý 4/2019.

“Chưa có bất cứ doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm” - lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay.

Chưa có bất kì đại gia nào công bố giảm giá địa ốc - Ảnh 1.

Mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng như vậy song giá bán bất động sản không hề có sự sụt giảm so với quý 4/2019. Ảnh: N.M.

Báo cáo do Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam vừa phát hành cũng cho thấy cả hai thị trường Hà Nội, TP.HCM đều ghi nhận lượng bán ra phân khúc căn hộ sụt giảm mạnh.

JLL cho biết mức giá nhà tại hai đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội vẫn cao hơn so với cùng năm trước. Hiện vẫn chưa ghi nhận tác động của đại dịch lên giá bán. Hầu hết các dự án vẫn ghi nhận mức giá bán ổn định.

Các con số về giá bất động sản của các tổ chức nêu trên đưa ra tương tự với thống kê từ Bộ phận Nghiên cứu thị trường Batdongsan.com.vn.

Báo cáo vừa công bố của kênh này cho thấy, giá phân khúc chung cư tại Hà Nội và TP.HCM vẫn được rao bán tăng bất chấp những tác động từ dịch Covid-19.

Theo đó, giá bán chung cư tại Hà Nội 2 tháng đầu năm 2020 tăng 3,3% so với cùng năm ngoái, mức giá bình quân là 30,3 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, giá rao bán bình quân tại TP.HCM là 44,1 triệu đồng/m2; giá rao bán trung bình tăng 10,9% so với cùng .

Cách "cứu nguy" thị trường địa ốc

Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Batdongsan.com.vn cho biết, trong thời điểm khó khăn vì dịch bệnh các nhà đầu tư sẽ ưu tiên giữ tiền mặt để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên nhóm có nhu cầu thực sự vẫn đang vượt quá số cung của thị trường hiện nay.

Bên cạnh đó, theo giải thích của vị chuyên gia, nhiều đầu tư thứ cấp đang sở hữu căn hộ, nếu không chịu áp lực từ đòn bẩy tài chính, phần lớn vẫn tin tưởng về thanh khoản thị trường sau khi dịch bệnh được kiểm soát nên không có ý định giảm giá để kích cầu.

Đánh giá hệ quả cực nghiêm trọng từ đại dịch, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, các doanh nghiệp buộc phải có giải pháp để tồn tại. Trong đó, việc giảm giá bán nhà hay tái cơ cấu doanh nghiệp được nhắc tới.

Cụ thể theo ông này, doanh nghiệp cần xem xét giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu. Tái cấu trúc lại doanh nghiệp, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà xã hội, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản - cũng nhấn mạnh, để tự “cứu mình” trước tác động của đại dịch, các loại hình doanh nghiệp bất động sản cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra phương án tái cấu trúc lại bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hóa và chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí sản xuất, vừa tăng chất lượng vừa giảm giá sản phẩm.

“Doanh nghiệp phát triển bất động sản nên chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội. Đây là phân khúc luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng và chắc chắn luôn có tỉ lệ hấp thụ cao cho dù hậu quả của dịch bệnh làm cho tình hình kinh tế suy giảm” - ông Đính cho hay.

Nhận định về thị trường quý 2, lãnh đạo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng giá nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân sẽ không tăng vì lực cầu giai đoạn này vẫn yếu bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh và cũng không giảm vì lượng hàng tồn không nhiều.

Trong khi đó, giá căn hộ phân khúc cao cấp có thể giảm do lực bán chậm, không chỉ bởi dịch bệnh mà ngay cả từ giai đoạn trước phân khúc này giao dịch cũng đã chững lại. Điều này tạo áp lực vốn cho các dự án buộc chủ đầu tư phải giảm giá.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.