Chuyên gia lo ngại 'lá phổi xanh' của Đà Nẵng sẽ bị 'bê tông hóa'

Sơn Trà của Đà Nẵng có thiên nhiên đẹp, nhiều loại động vật quý hiếm, đủ núi, đủ biển… tại sao không tìm cách tận dụng phát triển chúng mà lại thay đổi, đánh đổi bằng việc bê tông hóa?
chuyen gia lo ngai la phoi xanh cua da nang se bi be tong hoa Ngắm thành phố biển Đà Nẵng tuyệt đẹp từ đỉnh Bàn Cờ
chuyen gia lo ngai la phoi xanh cua da nang se bi be tong hoa Yên cầu dừng ngay thi công dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa
chuyen gia lo ngai la phoi xanh cua da nang se bi be tong hoa Dự án bạt núi Sơn Trà: Sở Du lịch phản hồi kiến nghị 'giữ nguyên hiện trạng'

Ngày 28/4, tại TP Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) đã tổ chức hội thảo Giải pháp nào cho bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà.

Cuộc hội thảo nhằm thu thập ý kiến các nhà khoa học, đưa ra những giải pháp tham mưu cho cơ quan chức năng những giải pháp tốt bảo vệ Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Công trình xây dựng đang "xâm lấn" Sơn Trà

Thời gian qua thông tin Sơn Trà bị “băm nát” bởi công trình xây dựng Tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa khiến dư luận vô cùng bức xúc nên buổi hội thảo thu hút sự quan tâm lớn của người dân.

Ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) không đến được hội thảo vì “Thường trực Thành ủy có chương trình công tác quan trọng không thể trì hoãn” nhưng đã gửi một bức “tâm thư” thể hiện ý kiến của mình về việc phát triển bán đảo Sơn Trà.

Trong thư, ông viết: “Hiện nay, TP Đà Nẵng đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa, bền vững gắn liền với bảo tồn, gìn giữ cảnh quan môi trường tự nhiên.

Vì vậy, tôi hoan nghênh và đánh giá cao ý tưởng tổ chức cũng như chủ đề của hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả khai thác các giá trị kinh tế, đồng thời bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái, phát triển bền vững Sơn Trà, bán đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, 'lá phổi xanh' của thành phố Đà Nẵng và là địa bàn sinh sống của loài Voọc chà vá chân nâu quý hiếm”.

chuyen gia lo ngai la phoi xanh cua da nang se bi be tong hoa
Rất nhiều chuyên gia trăn trở về "bê tông hóa" về "lá phổi xanh" của TP Đà Nẵng.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị ban tổ chức tổng hợp những ý kiến hay, những hiến kế tâm huyết, những tham luận có cơ sở khoa học, thiết thực và khả thi, gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng để nghiên cứu, tiếp thu cùng với các nhà khoa học và nhân dân thành phố có giải pháp bảo tồn phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Long (Viện Sinh thái học miền Nam) nhận định, Sơn Trà là nơi độc nhất vô nhị còn lại của Việt Nam nên cần phải giữ lại bằng mọi cách. Ông trăn trở về các công trình xây dựng đang ngày càng xâm lấn bán đảo này khiến cây xanh bị thu hẹp, môi trường sinh sống của các loài động vật, đặc biệt là Vọoc chà vá chân nâu, nằm trong sách đỏ.

Ông kiến nghị: “Chỉ chấp nhận cho tiến hành các công trình xây dựng ven bờ, quây vùng du lịch… sau khi đã có những đánh giá cẩn thận, công khai và thậm chí độc lập đánh giá tác động môi trường. Kết quả đánh giá này cần được công khai trên các trang web của chủ đầu tư, cơ quan địa phương và bộ tài nguyên môi trường”.

Ngoài ra, ông đề xuất: “Kiểm tra, nghiêm cấm việc khai thác tài nguyên cát, đá ngầm, đất bề mặt, làm mất thảm thực vật che phủ, chia cắt đường di chuyển di cư kiếm ăn và sinh sản của động vật. Không xâm phạm khu vực có các loài quý hiếm sinh sống, kiếm ăn và nơi hành lang di chuyển của chúng”…

Cảnh sắc hiếm có, tại sao lại bê tông hóa?

Trong khi đó, ông Huỳnh Tấn Vinh (đại diện Hiệp hội du lịch Đà Nẵng) cho biết rất trăn trở về bán đảo Sơn Trà. Ông cảm thấy xót xa vì “lá phổi xanh” của thành phố đang bị thu hẹp dần.

Ông kêu gọi người dân, chính quyền và doanh nghiệp cần lựa chọn cách tiếp cận khác với Sơn Trà thay vì bê tông hóa như hiện nay.

“Chúng ta có thiên nhiên đẹp, nhiều loại động vật quý hiếm, đủ núi, đủ biển… Hiếm có nơi nào sở hữu cảnh sắc như thế này. Tại sao chúng ta không tìm cách tận dụng phát triển chúng mà lại thay đổi, đánh đổi bằng việc bê tông hóa?”, ông nói.

chuyen gia lo ngai la phoi xanh cua da nang se bi be tong hoa
Vọoc chà vá chân nâu là loài trong sách đỏ, sống tại bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng.

Kiến trúc sư Hoàng Sừ nhận định, Sơn Trà đang là vùng đất vàng quy mô lớn nhất, duy nhất còn lại của Đà Nẵng. Ông chỉ ra, việc cắt giảm hơn 40% diện tích rừng chuyển sang đất khác là quá lớn.

Khu vực bị cắt giảm nằm ở chân núi thuộc vùng đệm bảo vệ cho khu bảo tồn tránh khỏi sự xâm hại từ các hoạt động của con người, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại các loài động vật quý hiếm trong khu bảo tồn.

“Khi đã xác định là đất phi nông nghiệp thì khả năng 40% Sơn Trà biến thành đô thị là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai không xa”, ông chua chát.

Ông chia sẻ, vấn đề nóng bỏng trong dư luận cộng đồng hiện nay là để phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng có thực sự cần thiết phải biến 40% bán đảo Sơn Trà từ đất rừng chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp, thành các khu đô thị, sesort, khách sạn… đồng nghĩa với rừng xanh biến thành rừng bê tông? Vì vậy, phải khẳng định việc phục hồi diện tích cần thiết cho khu bảo tồn hết sức quan trọng và cấp bách.

chuyen gia lo ngai la phoi xanh cua da nang se bi be tong hoa Ngắm thành phố biển Đà Nẵng tuyệt đẹp từ đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà, có độ cao gần 700 mét so với mực nước biển đem đến góc nhìn rất ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.