Chuyên gia Nhật Bản lên tiếng vụ 'tại sao không xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch vào mùa khô'

Chuyên gia Nhật Bản cho biết nếu thí điểm trong mùa khô, điều kiện tốc độ dòng chảy thấp là trường hợp đặc thù sẽ không chứng minh được khả năng xử lí của công nghệ khi xảy ra mưa lớn.

IMG_7510

Chuyên gia Nhật Bản lội sông Tô Lịch lấy mẫu nước, bùn. (Ảnh: Di Linh).

Như tin đã đưa, ngày 22/7, Sở Xây dựng, TN&MT, KH&CN Hà Nội và Công ty Thoát nước Hà Nội đã làm việc với đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch (Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt JVE) bằng công nghệ Nhật Bản sau vụ xả nước hồ Tây.

Tại cuộc họp này, các bên cũng đã thống nhất nội dung Công ty JVE và Đoàn chuyên gia Nhật Bản tiếp tục thí điểm và kéo dài thêm 2 tháng; Công ty JVE chịu trách nhiệm hoàn toàn về công nghệ trong quá trình thí điểm xử lí trong mùa mưa.

Đáng chú ý, tại cuộc họp trên các bên liên quan đã đề nghị trường hợp JVE không đáp ứng được các phương án về mặt công nghệ khi thí điểm trong mùa mưa thì chuyển thời gian sang mùa khô. Thời điểm này ít mưa, nước sông Tô Lịch và hồ Tây ổn định hơn.

Liên quan đến vấn đề trên, TS Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết nếu thí điểm trong mùa khô, điều kiện tốc độ dòng chảy thấp là trường hợp đặc thù sẽ không chứng minh được khả năng xử lí của công nghệ khi xảy ra mưa lớn.

Vị chuyên gia Nhật Bản cũng cho biết "bị bất ngờ" khi xả nước hồ Tây và tái khẳng định việc đã có giải pháp công nghệ để "kết quả thử nghiệm không bị cuốn trôi", kể cả trong trường hợp lưu lượng xả nước từ hồ Tây nhiều hơn lần trước.

"Giải pháp là điều chỉnh lại thiết bị Bioreactor, giúp "tránh lũ" cho các vi sinh vật, đảm bảo lưu giữ kết quả thí nghiệm trong thời gian tới", TS Takeba Akira nói.

IMG_9237

TS Takeba Akira. (Ảnh: Di Linh).

Đối với ý kiến cho rằng tại sao không thí điểm ở cuối nguồn sông Tô Lịch mà lại thí điểm ở đầu nguồn, TS Takeba Akira cho biết công nghệ Nhật Bản xử lí trên sông Tô Lịch khác với công nghệ khác đã thực hiện việc quây kín tại hạ nguồn (không có nước chảy lưu thông của một dòng sông) - đó là xử lí trực tiếp trên dòng sông trong điều kiện có nước thải chảy liên tục vào từ 2 cống ở đầu nguồn và một số cống khác.

"Nếu chúng tôi thực hiện tại cuối nguồn, số lượng thiết bị xử lí phải gánh toàn bộ lượng chất thải từ 280 cống xả vào sông Tô Lịch lên tới 150.000m3/ngày đêm tức là câu chuyện xử lí của cả dòng sông dài 14,6km chứ không phải là thử nghiệm trên đoạn 300m nữa, như vậy không thể đánh giá được công suất xử lí của số lượng máy nano trên đoạn 300m.

Bởi khi đó, số lượng máy phải là số lượng để xử lí cả sông dài 14,6 km và công suất xử lí là 1,35 triệu m3/ngày đêm để xử lí toàn bộ lượng nước thải 150.000m3/ngày đêm từ 280 cống xả vào.

Do vậy, đương nhiên việc xử lý thí điểm chứng minh năng lực của 4 máy Nano và các tấm Bioreactor phải thực hiện tại đầu nguồn mới khách quan về năng lực xử lí tính toán trên đoạn 300m", TS Takeba Akira thông tin.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.