Chuyên gia Nhật Bản: Tiếp tục xả nước hồ Tây sẽ không ảnh hưởng thí điểm ở sông Tô Lịch

Sau vụ xả 1,5 triệu m3 nước, chuyên gia Nhật Bản nói có giải pháp để xả nước hồ Tây không ảnh hưởng thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch.

IMG_9245

TS Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản. (Ảnh: Di Linh).

Tiếp tục xả nước hồ Tây sẽ không ảnh hưởng thí điểm ở sông Tô Lịch

Liên quan đến việc xả nước hồ Tây khiến thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản phải "làm lại từ đầu", ngày 18/7, TS Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã cung cấp một số thông tin.

"Về vấn đề xả nước hồ Tây vào khu thí điểm, như trong công văn của của Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản báo cáo Chính phủ và Bộ ngành, đơn vị liên quan, chúng tôi hiểu rằng đây là vấn đề đương nhiên, phải làm theo qui trình thoát lũ của TP Hà Nội.

Công văn của Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cũng không hề có nội dung liên quan đến việc qui trách nhiệm cho đơn vị nào.

Theo điều tra của chúng tôi, TP có mùa mưa từ tháng 4-10 nhưng trong 10 năm qua, Hà Nội không hề thấy việc xả nước định kì. Chúng tôi nghĩ rằng mùa mưa chỉ là một trận mưa to và đã có giải pháp cho vấn đề này.

Tuy nhiên, như các bạn biết, việc xả 1,5 triệu m3 nước ngày/đêm gấp 10 lần lượng nước thải chảy vào sông khiến một phần lớn hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt đã bị trôi đi.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng vấn đề không được nói rõ về việc xả 1,5 triệu m3 nước và chỉ được thông báo về mùa mưa nên dù đã có giải pháp nhưng lượng nước vượt quá chuẩn bị từ đầu", TS Takeba Akira cho hay.

IMG_8000

Việc tiếp tục xả nước ở hồ Tây sẽ không ảnh hưởng đến khu thí điểm xử lí ô nhiễm ở sông Tô Lịch. (Ảnh: Di Linh).

TS Takeba Akira cũng cho biết, sau đợt xả nước hồ Tây vừa qua, đơn vị đã có giải pháp.

"Chúng tôi đã có giải pháp xử lí để dù sau này lượng nước xả lớn hơn cũng không ảnh hưởng đến thí điểm. Cụ thể là điều chỉnh cấu trúc vật liệu để vi sinh vật có lợi không bị cuốn trôi", TS Takeba Akira thông tin.

Về một vấn đề khác được nhiều người dân quan tâm là nếu kéo dài thí điểm thêm 2 tháng thì chi phí sẽ như thế nào?

Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết việc thí điểm, phía Nhật Bản tài trợ 100%, Việt Nam không mất chi phí.

IMG_9234

Khu vực thí điểm ở hồ Tây. (Ảnh: Di Linh).

Thí điểm ở hồ Tây sẽ chờ sông Tô Lịch

Cùng với việc xử lí ô nhiễm ở sông Tô Lịch, một góc hồ Tây cũng đã được quây để xử lí ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản.

Trao đổi với chúng tôi, TS Takeba Akira cho biết công nghệ Nhật Bản khi thí điểm tại đây phân hủy bùn tầng đáy, chân tấm tôn quây khiến nước trong và ngoài khu thí điểm thông nhau.

"Ngày 23/6, chúng tôi phát hiện và đã xử lí bằng cách quây bạt, chèn bao cát. Do đó, trên thực tế việc thí điểm đến đầu tháng 7 mới được 1 tháng.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, các chỉ số chất lượng nước đã đạt qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ngoài ra, lớp bùn tầng đáy không còn màu đen, chuyển sang màu nâu của đất cát", TS Takeba Akira thông tin.

IMG_7572

Ông Nguyễn Tuấn Anh. (Ảnh: Di Linh).

Trước câu hỏi của chúng tôi về việc có công bố kết quả thí điểm của hồ Tây trước vì không bị ảnh hưởng như sông Tô Lịch hay không, ông Tuấn Anh cho biết sẽ chờ việc thí điểm ở sông Tô Lịch kết thúc và họp báo để công bố tổng thể về công nghệ xử lí ô nhiễm.

chọn
Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển qua huyện Nam Trực sau 16 tháng thi công
Tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển đang xây dựng qua huyện Nam Trực thuộc địa bàn các xã Nam Cường, Hồng Quang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng và Nam Thanh.