Công ty Thoát nước lên tiếng vụ thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch 'làm lại từ đầu' vì xả nước hồ Tây

Công ty Thoát nước Hà Nội lên tiếng về vụ thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản phải "làm lại từ đầu" vì xả 1 triệu m3 nước hồ Tây.

IMG_8700

Nước hồ Tây xả vào sông Tô Lịch ngày 10/7. (Ảnh: Phong Vũ).

Ngày 16/7, Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE, đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản) đã có thông tin về việc lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng tới ngày 17/9/2019 sau vụ xả 1 triệu m3 nước hồ Tây.

"Hệ thống máy nano được gia cố và các bọt khí nano được tạo ra liên tục nên không bị ảnh hưởng bởi việc xả nước.

Tuy nhiên, sau khi chuyên gia Nhật Bản kiểm tra hệ vi sinh vật của tấm Bioreactor thì thấy toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi và không còn ở khu 300m để đánh giá.

Nếu làm trên cả dòng sông, thì dù hệ vi sinh vật có lợi có trôi khuếch tán đi, và cả dòng sông có bọt khí nano thì có thể lấy mẫu thêm ở các vị trí trên giữa nguồn và hạ nguồn dòng sông thì vẫn đánh giá được kết quả.

Do vậy, gần như chúng tôi phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan", JVE trích dẫn công văn của Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

IMG_7403

Thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản phải "làm lại từ đầu". (Ảnh minh họa: Phong Vũ).

Liên quan đến vấn đề nêu trên, phía Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết trước khi triển khai công tác thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch, ngày 16/5/2019, đơn vị này và đại diện các Sở ngành TP đã thông tin cho JVE về việc tuyến sông Tô Lịch là sông thoát nước của TP.

Cụ thể, sông Tô Lịch có vai trò chính trong công tác tiếp nhận nước mưa và điều tiết mực nước cho hồ Tây; khi vượt quá qui định thì phải hạ mực nước.

Trong khi đó, theo Công ty Thoát nước Hà Nội, thời điểm thử nghiệm lại nằm trong mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm).

"Thực hiện văn bản số 3193/SXD-HT ngày 17/4/2019 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc thống nhất mực nước khống chế các sông, hồ điều hòa trêu địa bàn TP năm 2019 phục vụ thoát nước đô thị, mực nước khống chế vào mùa mưa của hồ Tây được qui định từ 5.60 - 5.70m.

Tại thời điểm ngày 9/7/2019, mực nước hồ Tây đo được là 5.96m vượt (0,26-0,36m) so với mực nước qui định.

Để đảm bảo thoát nước, chống úng ngập cho khu vực xung quanh hồ Tây, việc đưa mực nước Hồ Tây về mực nước khống chế là cần thiết.

Trước khi tiến hành hạ mực nước hồ Tây, Công ty có thông báo cho JVE và đơn vị này đã khẳng định trên báo chí là không ảnh hưởng đến công tác thử nghiệm", Công ty Thoát nước cho hay.

IMG_8908

Nước sông Tô Lịch đen trở lại sau vụ xả nước hồ Tây. (Ảnh: Phong Vũ).

Do đó, từ ngày 9/7 đến 11/7/2019, Công ty Thoát nước Hà Nội tiến hành hạ mực nước hồ Tây về mực nước không chế.

"Trên thực tế, chiều tối ngày 15/7 đã diễn ra trận mưa lớn trên địa bàn Hà Nội làm mực nước sông dâng cao và chảy mạnh.

Do việc hoàn thành công tác giữ mực nước của hồ Tây, đảm bảo khả năng điều hòa nên khi mưa ngày 15/7, lưu vực hồ Tây không xảy ra úng ngập.

Tuy nhiên, theo thông tin báo chí, ngày 15-16/7/2019, đại diện JVE và chuyên gia Nhật Bản cho biết việc xả nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã ảnh hường đến việc thử nghiệm.

Cụ thể là việc lấy mẫu sau 2 tháng không thực hiện được vì tính chất dòng nước đã thay đổi", Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết.

Đáng chú ý, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng đề nghị JVE nghiên cứu, có giải pháp khắc phục việc sông Tô Lịch sẽ thường xuyên tiếp nhận khi mưa với dòng chảy mạnh từ nay đến tháng 10/2019 để hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.