Cá chết ở sông Tô Lịch sau khi xả nước hồ Tây: Đơn vị thí điểm công nghệ Nhật Bản lên tiếng

Đơn vị thí điểm công nghệ Nhật Bản lên tiếng khi cá chết ở sông Tô Lịch sau vụ xả 1 triệu m3 nước hồ Tây.

IMG_8988

Sông Tô Lịch đen trở lại sau khi ngừng xả nước hồ Tây. (Ảnh: Di Linh).

Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 13/7, sau khi dừng xả nước ở hồ Tây vào sông Tô Lịch, nước sông đã đen trở lại và xuất hiện cá chết ở đoạn đầu nguồn.

Ngày 15/7, ghi nhận của chúng tôi cho thấy, sông Tô Lịch đã trở về màu đen; nước thải tiếp tục đổ ra con sông này.

Về nguyên nhân cá chết ở sông Tô Lịch, trao đổi với chúng tôi, đại diện Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE), đơn vị đang thí điểm xử lí ô nhiễm công nghệ Nhật Bản cho biết khu vực xử lí bằng công nghệ Nano-Bioreactor có lượng DO (oxy hòa tan) đủ cho cá sống.

"Trước khi xả nước, chúng tôi đã quay được video dù không có nước xả mạnh nhưng cá vẫn bơi thành đàn đến khu xử lí.

Khi xả nước hồ Tây, cá bị cuốn theo nước, va đập, kẹt vào lưới chắn rác (đoạn ngõ 2 Hoàng Quốc) và chết trước khi vào khu xử lí.

Ngoài ra, đoạn sông Tô Lịch qua phường Quan Hoa, khu giữa và cuối nguồn do chưa được xử lí nên lương oxy hòa tan thấp khiến cá không sống được", đại diện JVE cho biết.

IMG_8962

Cá chết mắc vào lưới chắn rác ở sông Tô Lịch đoạn qua ngõ 2 Hoàng Quốc Việt. (Ảnh: Di Linh).

Ngày 15/7, ghi nhận của chúng tôi cho thấy cống xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch trên đường Trích Sài đã đóng. Khu vực cửa cống nước đen và có xác cá chết.

Đối với việc xả 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch, TS Takeba Akira, Cố vấn tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết khiến một phần nước ô nhiễm vốn có của sông Tô Lịch bị đẩy xuống hạ lưu làm con sông này ô nhiễm hơn.

IMG_9022

Cống xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch đã đóng. (Ảnh: Di Linh).

Đáng chú ý, hiện Công ty Thoát nước Hà Nội đang đề xuất xây dựng hệ thống trạm bơm công suất 156.000 m3/h dẫn nước từ sông Hồng qua hệ thống cống ngầm vào Hồ Tây, sau đó nước sẽ được xả từ hai cửa Hồ Tây A và B chảy vào sông Tô Lịch.

Theo TS Takeba Akira, nếu xả nước vào sông Tô Lịch khi con sông này đang bị ô nhiễm (do có lượng nước thải chưa qua xử lí khoảng 150.000m3/ngày đêm xả vào từ 280 cống xả) thì hàng ngày, dưới tác động của trạm bơm công suất 156.000 m3/ngày đêm cấp xả nước vào sông Tô Lịch đó, khối lượng 150.000m3 nước ô nhiễm đó sẽ bị dịch chuyển xuống hạ lưu và gây ô nhiễm cho các khu vực ở hạ lưu.

"Vì nước thải gây ô nhiễm chỉ được dịch chuyển khỏi sông Tô Lịch, không được xử lí và chảy xuống các khu vực sông khác ở hạ lưu", TS Takeba Akira nói.

Theo dự kiến, ngày 17/7 tới, đơn vị thí điểm sẽ lấy mẫu phân tích nước mặt, trầm tích, đo độ dầy bùn tại khu vực thí điểm xử lí sau 2 tháng.

Clip cá bơi ở sông Tô Lịch khi chưa xả nước hồ Tây. 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.