Chuyện kể từ những nhân viên y tế Hồng Kông ở tuyến đầu chống Covid-19

Các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Hồng Kông đối mặt với nỗi lo bị lây nghiễm, không dám gặp người thân, thậm chí bị chính đồng nghiệp kì thị...
Nhân viên y tế Hồng Kông ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại Covid-19 chia sẻ những câu chuyện và nỗi sợ hãi của họ - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân bị nghi nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Queen Elizabeth ở Hồng Kông (Ảnh: Reuters).

David là một bác sĩ làm việc trong bệnh viện Cửu Long ở Hồng Kông, nhưng các đồng nghiệp của anh đã tránh không tiếp xúc với anh ấy, và anh ấy chỉ về nhà hai tuần một lần để gặp vợ. David nghỉ qua đêm trong phòng của khách sạn hoặc tại văn phòng, trong đó có một tấm nệm có thể gập lại cùng quần áo sạch sẽ và đồ ăn.

Anh thuộc "một đội ngũ bẩn", người làm công việc y tế ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại virus corona. Trong khi không có tên chính thức dành cho riêng những nhóm y bác sĩ phục vụ chống dịch, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi giữa các đồng nghiệp trong ngành.

Cái tên này ghi lại sự kì thị đối với một nhóm nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người đầu tiên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân nghi ngờ cao nhiễm virus và là những người đối mặt với hầu hết các bệnh truyền nhiễm, nhưng đây cũng là một cái "nhãn vô tình" thể hiện cho sự cô lập và cô đơn của họ.

Nhân viên y tế Hồng Kông ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại Covid-19 chia sẻ những câu chuyện và nỗi sợ hãi của họ - Ảnh 2.

Người đi bộ trong khẩu trang ở Mong Kok (Ảnh: SCMP).

Sự gia tăng đáng báo động của Hồng Kông về số lượng các ca nhiễm Covid-19 trong hai tuần qua cho thấy không có dấu hiệu giảm bớt, với 580 trường hợp nhiễm dịch được ghi nhận vào hôm Chủ nhật, ba thành viên của đội ngũ bác sĩ trong nhóm đã chia sẻ câu chuyện và nỗi sợ hãi của họ.

"Một số đồng nghiệp tránh xa chúng tôi... mặc dù theo quan điểm của Cơ quan quản bệnh viện, chúng tôi rất an toàn vì chúng tôi sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ", David, người bắt đầu chữa trị cho bệnh nhân Covid-19 từ giữa tháng 2, cho biết.

Công việc của anh đòi hỏi phải có một sức khỏe thật tôt. Để tiết kiệm tối đa với số lượng hạn chế của đồ bảo hộ, anh thường mặc bộ đồ bảo hộ và đeo khẩu trang hàng giờ liền trong khu cách li.

"Nếu bạn không bỏ khẩu trang ra, một cái mới sẽ không cần phải sử dụng đến. Nhưng thật khó để đeo khẩu trang N95 trong bốn giờ liên tục", anh nói.

Khi kiểm tra tình hình bệnh nhân ở mỗi khu vực cần phải lập kế hoạch cẩn thận từ trước, để tránh các chuyến đi lặp lại và sử dụng đồ bảo hộ. Đó là một hành động cân bằng tinh tế.

Nỗi thất vọng của David và đồng nghiệp xuất phát từ nguồn dự trữ thiết bị bảo vệ không đủ, một thứ mà anh cho biết, ban lãnh đạo bệnh viện đã vẽ lên một bức tranh khác.

Có một số ngày, thậm chí số lượng đồ bảo vệ không đủ, chỉ còn vài bộ quần áo bảo vệ.

Nhân viên y tế Hồng Kông ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại Covid-19 chia sẻ những câu chuyện và nỗi sợ hãi của họ - Ảnh 3.

Y táTracy tại Bệnh viện Princess Margaret ở Kwai Chung (Ảnh: Jonathan Wong).

Đối với Tracy, một y tá làm việc tại Trung tâm bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Princess Margaret, nỗi sợ hãi khi số bệnh nhân nhiễm virus ngày càng tăng dẫn đến một kịch bản tồi tệ nhất cho Hồng Kông thường xuyên gặm nhấm tâm trí cô.

"Tôi thực sự lo lắng sẽ có một đợt dịch bùng phát lớn", cô ấy nói. "Với tốc độ gia tăng hàng ngày và nhân viên y tế một ngày nào đó cũng có thể bị nhiễm dịch".

Tuần trước, một bác sĩ kiểm tra dịch bệnh ở sân bay đã trở thành một trong những nhân viên y tế đầu tiên của thành phố bị nhiễm virus. Nhưng đến nay không có sự lây nhiễm diện rộng trong đội ngũ y bác sĩ ở đây.

Khối lượng công việc tại khu vực của Tracy, nơi chữa trị các bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm virus, đã nhiều hơn lên rất nhiều kể từ giữa tháng ba.

"Sau khi chúng tôi chuyển một bệnh nhân (đã được loại bỏ nghi nhiễm) sang một phòng bệnh chung, chúng tôi phải nhanh chóng tiếp nhận thêm một trường hợp khác"

Cô ấy lo lắng, cuối cùng các bệnh nhân bị nhiễm virus sẽ phải ở chung cùng nhau vì không có đủ nơi chữa trị, làm chậm quá trình hồi phục hoặc dẫn đến các biến chứng nặng.  

Theo các nhân viên y tế, trong tình huống như vậy, các thủ tục như đặt nội khí quản - đặt ống vào cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là qua miệng - sẽ là nguy cơ lây nhiễm cao cho nhân viên y tế.

Cô tình nguyện làm công việc của mình trong bốn tuần cho "đội bẩn" bắt đầu vào đầu tháng 3, với hy vọng tìm hiểu thêm về cách chữa trị những người mắc bệnh truyền nhiễm.

Nỗi sợ hãi của cô cũng đã giảm bớt khi được biết về tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc cô lập ở trung tâm, và đồ bảo hộ cô sẽ nhận được. "Có nhiều thiết bị bảo vệ và chúng tôi không cần phải sử dụng lại khẩu trang", Tracy cho biết.

Nhưng điều này không ngăn cản cô thực hiện thêm nhiều hành động khác để bảo vệ gia đình khỏi những nguy hiểm có thể làm lan truyền virus cô ấy có thể mang về nhà.

Trước đại dịch, Tracy thường đến thăm mẹ cô một hoặc hai lần một tuần. Nhưng cô đã ngừng việc thăm hỏi như vậy kể từ khi bắt đầu nhiệm vụ trong nhóm nhân viên y tế đặc biệt của mình.

"Mẹ tôi đã rủ tôi về nhà ăn tối, nhưng tôi không dám", cô nói.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Đông Pamela Youde Nethersole, y tá Cindy bắt đầu nhiệm vụ trong "nhóm" với sự bất an sau khi đã tiếp xúc với rất nhiều với các đồng nghiệp vào tháng 1.

"Bệnh này là bệnh mới và bạn không biết nó lây nhiễm như thế nào", cô nói.

Khi cô mới bắt đầu và trước khi cô thực sự tiếp nhận được các trường hợp được xác nhận, cô đã kiểm tra các đồng nghiệp để đề phòng bệnh nhân mà cô đã lấy mẫu đã được xét nghiệm có kết quả dương tính.

Khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tháng này, Cindy nhớ lại thời gian làm việc ở khu truyền nhiễm với sự cô đơn và lo lắng, vì cô không thể nhìn thấy cha mẹ và bạn bè của mình.

Để giảm rủi ro lây nhiễm cho người khác, cô ở trong túc xá của bệnh viện và chỉ đi chơi với các đồng nghiệp cũng ở cùng một đội. Sinh nhật của cô được tổ chức lặng lẽ với bạn trai, không giống như cách ăn mừng thông thường của cô với một nhóm bạn đông đúc.

Khi xa cách bố mẹ, lo lắng về sự an toàn của họ không ngừng hiện trong tâm trí cô.

"Người dân có thể nghĩ, bệnh viện là nguy hiểm, nhưng từ sự hiểu biết của chúng tôi, cộng đồng rộng lớn thậm chí còn nguy hiểm hơn", cô nói. "Người dân thường không đủ cảnh giác với những gì họ tiếp xúc".

Cần nhiều nơi chữa trị hơn và nhiều y tá hơn. Rất dễ bị nhiễm bệnh nếu bạn không tuân thủ tất cả các bước phòng ngừa và khi con số bệnh nhân bị nhiễm virus ngày càng tăng.