TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Phòng Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã giải đáp những thắc mắc của các thí sinh về các ngành đào tạo năm 2018.
Hai ngành này hiện đang trực thuộc khoa Sinh học. Tên gọi giống nhau nhưng có sự khác biệt trong nội dung chương trình học.
Ngành Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống, có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh học.
Ngành Công nghệ Sinh học có những nét đặc biệt hơn. Đó là việc ứng dụng những nguyên lý của quá trình sinh học thông qua một hệ thống sống và các quá trình công nghệ khác nhau để tạo ra sản phẩm.
Từ năm 2017, ngành Công nghệ sinh học được đào tạo theo hai chương trình chuẩn và chương trình chất lượng cao. Chương trình chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng do đó các bạn sẽ có nhiều điều kiện hỗ trợ hơn như: được học tập tối thiếu 20% các môn bằng ngoại ngữ, được thực tập thực tế nhiều hơn và tốt nghiệp với chất lượng tay nghề cao hơn đáp ứng yêu cầu của những nhà tuyển dụng khắt khe trong ngành này.
Học phí ngành Công nghệ Sinh học:
Chương trình đào tạo chuẩn: 9,6 triệu đồng/năm học
Chương trình chất lượng cao: 35 triệu đồng/năm học
Lộ trình tăng học phí theo Nghị định 25 của Thủ tướng Chính phủ.
>>> Xem thêm: Ngành Công nghệ sinh học: Sinh viên ra trường làm việc ở đâu?
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học. Ảnh: internet |
ĐH Khoa học Tự nhiên bắt đầu đào tạo ngành Hóa dược từ năm 2008. Trước đây trường đào tạo ngành này theo chương trình chuẩn. Tuy nhiên từ năm 2018, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và theo quy định Thông tư 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường chuyển sang đào tạo ngành Hóa dược theo chương trình chất lượng cao.
Ở chương trình chất lượng cao, sinh viên sẽ được đi sâu đào tạo những chuyên ngành như: Dược liệu, Tổng hợp hóa dược, Phân tích tiêu chuẩn hóa dược…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hóa dược sẽ có cơ hội làm việc trong những môi trường quốc tế hoặc học tiếp những bậc học sau như thạc sĩ, tiến sĩ…
Có nhiều cơ quan tuyển sinh viên đã tốt nghiệp ngành Hóa dược làm công tác giảng dạy tại ĐH Bách khoa, Học viện Nông nghiệp hay ĐH Dược Hà Nội. Ngoài ra, các bạn có thể làm nghiên cứu chuyên sâu ở các Viện Hóa học, Viện Hợp chất thiên nhiên, Viện Hóa sinh biển, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Dược liệu…
Sinh viên có ngoại ngữ tốt có cơ hội làm việc tại các tập đoàn hóa chất hoặc các công ti, doanh nghiệp nước ngoài của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ngành Công nghệ kĩ thuật hóa học là một trong những ngành “hot” được nhiều thí sinh lựa chọn để đăng ký xét tuyển trong những năm gần đây.
Theo khảo sát của nhà trường, trên 90% sinh viên tốt nghiệp ngành này sau khi ra trường 1 năm đều có việc làm đúng chuyên ngành. Còn lại là những sinh viên được nhận hoc bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp.
Tốt nghiệp ngành này các bạn có thể làm việc ở viện nghiên cứu của các trường đại học như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội… hoặc các viện như Viện Hóa học, Viện Hợp chất thiên nhiên…
Các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng ngành này như: tập đoàn hóa chất, tập đoàn dầu khí, tập đoàn than khoáng sản…công ty liên doanh nước ngoài, công ty thiết bị hóa chất trường học… Hoặc làm việc tại Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương.
Có 2 chương trình đào tạo ngành này chuẩn và chất lượng cao với những ưu đãi về điều kiện học tập, học phí khác nhau.
- Ngành Khoa học thông tin địa không gian là gì?
Ngành Khoa học thông tin địa không gian mới được tuyển sinh từ năm 2018. Đây là ngành khoa học có liên quan đến nhiều vấn đề cơ bản trong sử dụng công nghệ số để xử lí các thông tin địa không gian về địa điểm, các hoạt động, các hiện tượng về bề mặt của trái đất được lưu trữ dưới dạng ảnh hoặc bản đồ.
Ngành này có liên hệ với rất nhiều những ngành khoa học trong tự nhiên như: địa lí – địa chất, địa vật lí - hải dương, quản lí tài nguyên môi trường…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc được trong rất nhiều lĩnh như: bản đồ, phân tích dữ liệu, quản trị hệ thống, lập trình thông tin địa lí… tại một số cơ quan như: Bộ Tài nguyên Môi trường, sở, ban ngành… các công ti về viễn thám, thông tin địa lí hoặc các công ti tư vấn về vị trí giao thông, công nghệ dẫn đường.
Học phí của ngành: 9,6 triệu đồng/năm học
Bị sẹo ở bụng có được xét tuyển vào trường công an?
Đây là một trong những câu hỏi của thí sinh trên cả nước trong buổi livestream Giao lưu trực tuyến giải đáp thắc mắc quy ... |
Học ngành Quản trị kinh doanh có nên khởi nghiệp khi còn là sinh viên?
“Nếu em theo học ngành Quản trị kinh doanh có nên khởi nghiệp khi còn là sinh viên không?”, Trần Thu Huyền, học sinh lớp ... |
Theo khối A1, thí sinh nông thôn khó 'chọi' được thí sinh thành phố?
Em ôn khối A1 nhưng lại đến từ nông thôn thì em có cơ hội đỗ vào các ngành ngoại ngữ ở trường ĐH Ngoại ... |