Cơ quan chức năng có nhiều ý kiến khác nhau trong vụ tranh chấp tại Trung Nguyên

Việc sở hữu nhãn hiệu "Trung Nguyên" và "G7 Coffee" vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau giữa các cơ quan có liên quan.
Vụ việc tranh chấp của Trung Nguyên vẫn chưa tới hồi kết - Ảnh 1.

Vụ việc tranh chấp của Trung Nguyên vẫn chưa tới hồi kết. (Ảnh: Như Huỳnh).

Theo nguồn tin từ Vietnamnet, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ liên quan cho ý kiến về báo cáo của Bộ Công Thương về việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Cà Phê Trung Nguyên.

Theo đó, kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có đề cập đến quyền sở hữu nhãn hiệu "Trung Nguyên" và "G7 Coffee" đề ngày 20/7/2020, có liên quan đến bà Lê Hoàng Diệp Thảo và Công ty TNHH MTV TNI.

Tổng cục Quản lý thị trường tại Chi nhánh Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang cho biết việc sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu “G7” và “Trung Nguyên” trong khu vực vẫn diễn ra. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn quản lý con dấu của chi nhánh này.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia, đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan nhằm xem xét giải quyết đơn phản ánh của ông Vũ.

Trước đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng giao Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, lực lượng xử lí vụ việc nêu trên. Đồng thời đề nghị ông Vũ và CTCP Đầu tư Trung Nguyên tiếp tục thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Động thái trên diễn ra sau cuộc họp bàn của Tổng cục QLTT với các cơ quan của 5 Bộ ngành vào ngày 8/12/2020 về việc trao đổi hướng xử lí đối với kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tuy nhiên các bên vẫn chưa có sự thống nhất trong quan điểm xử lí vụ việc.

Vụ giải quyết tranh chấp giữa hai nhà sáng lập Trung Nguyên rơi vào bế tắc - Ảnh 2.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và đội ngũ cộng sự trong phiên xử sơ thẩm vụ li hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ. (Ảnh: Như Huỳnh).

Tranh chấp giữa hai nhà sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo nổ ra suốt từ cuối năm 2015 cho tới nay vẫn rơi vào bế tắc xuất phát từ cuộc li dị giữa hai ông bà.

Theo đó, vụ việc bắt đầu từ tháng 4/2015, khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ cũ của ông Vũ) tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng các quyết định miễn nhiệm bà và bổ nhiệm ông Vũ không đúng quy định pháp luật, gây bất lợi, ảnh hưởng đến việc điều hành của bà trong công ty. Do đó, tháng 11/2015, bà Thảo khởi kiện quyết định trên lên Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Dương.

Tháng 8/2016, TAND Bình Dương đã xét xử sơ thẩm vụ kiện này, tuyên không chấp nhận yêu cầu của bà Thảo. Sau đó, vụ việc được TAND TP HCM thụ lí và chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo trong Tập đoàn Trung Nguyên được khôi phục.

Tuy nhiên, chức vụ này của bà nhiều lần được bổ nhiệm và bãi nhiệm, bà Thảo cuối cùng đã lên tiếng tố cáo nhóm thao túng quyền lực tại Trung Nguyên, cho rằng nhóm này đang che mắt mọi hoạt động tài chính, khống chế không để cho tòa án thực thi pháp luật của mình để thực hiện việc kiểm toán, tạo phe cánh để dễ bề thao túng quyền lực và trục lợi cá nhân.

Sau thời gian dài tranh chấp tài sản, vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên đã chính thức li hôn. Theo đó, ông Vũ tiếp quản toàn bộ Tập đoàn Trung Nguyên kể từ ngày tòa tuyên án vào tháng 12/2019.

Cuộc chia tay giữa hai ông bà cũng khiến cho Trung Nguyên kiệt quệ về thương hiệu. Ông Vũ cũng cho biết tại phiên tòa 2019 phải mất khoảng hai năm mới có thể vực dậy Trung Nguyên.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.