Diễn biến mới vụ tranh chấp cà phê Trung Nguyên: Khởi tố vụ án liên quan đến nhà máy Cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án hình sự làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên (Bình Dương) theo đơn tố giác của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã khởi tố vụ án hình sự làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên. Quyết định khởi tố được ban hành ngày 22/4/2020 để tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.

Quyết định khởi tố được đưa ra sau khi xem xét, xác minh đơn tố cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên). Cơ quan điều tra nhận thấy có dấu hiệu tội phạm nên đã quyết định khởi tố vụ án, tiến hành điều tra làm rõ.

Khởi tố vụ án liên quan nhà máy Cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương - Ảnh 1.

Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án hình sự làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại nhà máy Trung Nguyên (Bình Dương) theo đơn tố giác của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. (Ảnh: Thanh Niên).

Cụ thể, trước đó, trong vụ án liên quan Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn tố giác tội phạm sử dụng hồ sơ giả mạo gây thiệt hại nghiêm trọng trên 4.000 tỉ đồng.

Tại đơn tố cáo này, bà Thảo cho biết ông Nguyễn Duy Phước (Trưởng phòng pháp lí Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) đã sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo về họp đại hội cổ đông để nộp Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Bình Dương, nhằm loại bỏ quyền điều hành của bà Thảo khỏi Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

TAND tỉnh Bình Dương từng hoãn phiên xét xử để xác minh các nguồn chứng cứ, tài liệu nghi vấn giả mạo, hiện nay đã có kết quả kết luận các tài liệu hồ sơ trên bị cắt ghép, giả mạo từ các lần giám định của Bộ Công an.

Vụ án bắt đầu vào cuối năm 2015, khi tập đoàn Trung Nguyên ra thông báo tạm dừng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan với lí do bảo trì máy móc tại nhà máy Bình Dương. 

Tuy nhiên, theo bà Thảo, nguyên nhân sự việc này xuất phát từ tranh chấp quyền điều hành tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên giữa bà và chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Đồng thời, trong thời gian chờ tòa án giải quyết li hôn, phía Trung Nguyên bất ngờ bãi nhiệm tất cả các chức vụ của bà Thảo trong tập đoàn, gồm việc miễn nhiệm chức vụ Phó tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên và miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Tại đơn tố cáo, bà Thảo khẳng định tất cả các việc bãi nhiệm này không đảm bảo tính pháp lí và hoàn toàn sai trái, trong đó có những dấu hiệu giả mạo giấy tờ, hồ sơ.

Mới đây, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án tranh chấp hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Cơ quan này đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm và sơ thẩm của TAND TP HCM về phần hôn nhân và chia tài sản chung.

Đồng thời, giao hồ sơ cho TAND TP HCM xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. Quyết định cũng nêu rõ tạm đình chỉ thi hành bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm nêu trên, cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Theo Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được đưa ra khi xét thấy có nhiều vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và tài sản được chia, làm ảnh hưởng quyền lợi các đương sự trong vụ án.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.