Công nhân lo 'ế chồng, ế vợ' nếu cứ tăng giờ làm mà không tăng lương cơ bản

Trước đề xuất mới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng thời gian làm thêm tối đa 400 giờ/năm, tăng hơn 100 giờ/năm so với quy định hiện hành, chúng tôi đã tìm đến các khu công nghiệp để nghe câu chuyện của những công nhân…
cong nhan lo e chong e vo neu cu tang gio lam ma khong tang luong co ban Bộ Lao động đề xuất tăng gấp ba giờ làm thêm
cong nhan lo e chong e vo neu cu tang gio lam ma khong tang luong co ban Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng giờ làm thêm, thêm phương án tuổi nghỉ hưu
cong nhan lo e chong e vo neu cu tang gio lam ma khong tang luong co ban
Với mức lương hiện tại người công nhân buộc phải làm thêm để có thêm thu nhập. Ảnh S.A

Theo các công nhân chúng tôi gặp tại khu chế xuất Linh Trung – TP HCM, mọi người đều cho rằng mức lương cơ bản hiện khá thấp, khoảng 3,7 - 4 triệu đồng/tháng. Nếu muốn đạt mức lương 7 – 8 triệu đồng tháng công nhân phải làm thêm trung bình mỗi ngày 4 giờ.

Chị Nguyễn Thị Oanh 25 tuổi, quê Bắc Ninh, một công nhân may tại đây cho biết, do công ty sản xuất theo dây chuyền nên công việc làm liên tục, không được gián đoạn.

“Dù đi làm công nhân gần 5 năm nhưng lương cơ bản của tôi chỉ gần 4,5 triệu/tháng. Với mức lương đó tôi chỉ đủ trang trải cuộc sống nên rất cần làm thêm để có thêm thu nhập.

Nói chúng tôi thích làm thêm là không đúng, thực chất là chúng tôi buộc phải làm thêm để có đồng dư”, chị Oanh chia sẻ.

Chị Oanh cũng cho biết, nếu mỗi ngày làm thêm 4 tiếng, lương có thể khoảng 8 triệu/tháng nhưng không có thời gian để làm việc khác hoặc giải trí.

“Làm dây chuyền nên công việc liên tục không ngừng nghỉ, dù là làm may mặc nhưng mỗi ngày làm việc gần 12 giờ ai cũng mệt lả. Lúc bước chân ra khỏi cơ quan chỉ muốn về nhà ngủ ngay.

Ngày nghỉ cũng chẳng buồn đi chơi chỉ muốn ngủ. Nên tình trạng 'ế bền vững' của chị em công nhân là khó tránh khỏi”, chị Oanh trải lòng.

cong nhan lo e chong e vo neu cu tang gio lam ma khong tang luong co ban
Hầu hết mọi người đều hy vọng được tăng lương cơ bản để cuộc sống đỡ vất vả. Ảnh S.A

Góp thêm vào câu chuyện, chị Nguyễn Thị Quyên, một công nhân làm ngành da giày đứng cạnh đó cho biết, công ty chị có mấy ngàn công nhân nhưng nam công nhân chỉ vài trăm người và đa số đều có gia đình.

Vì vậy, việc nữ công nhân muốn tìm một tấm chồng là rất khó do không có thời gian ra ngoài giao lưu, trong khi đồng nghiệp nam lại quá ít hoặc đã có gia đình.

“Nếu mức lương cơ bản cao hơn chúng tôi có thể từ chối một vài ngày làm thêm trong tuần để nghỉ ngơi, tái tạo năng lương hay đi giải trí nhưng lương cơ bản thấp nên cuộc sống phụ thuộc nhiều vào làm thêm.

Hầu như không một công nhân nào từ chối làm thêm vì đây gần như là nguồn thu nhập chính của công nhân.

Nhiều người trong chỗ tôi làm, đi làm công nhân hơn 10 năm trời nhưng vẫn chưa có kiều kiện lập gia đình do không có người để quen”, chị Quyên nhận định.

Chạy ngược lên khu công nghiệp Tân Bình – TP HCM, tình trạng công nhân tại khu vực này cũng không khá hơn khi mức lương thấp và phụ thuộc nhiều vào làm thêm.

“Cuộc sống mỗi ngày mỗi đắc đỏ, giá thực phẩm tăng, giá nhà trọ tăng nhưng lương cơ bản không tăng do đó nếu không có làm thêm công nhân như tụi tui sẽ không thể trụ lại TP HCM”, anh Ngô Tuấn Phong, công nhân một công ty thực phẩm cho biết.

cong nhan lo e chong e vo neu cu tang gio lam ma khong tang luong co ban
Một khu nhà trọ công nhân ở quận Thủ Đức vắng người vào ngày cuối tuần do công nhân tăng ca. Ảnh S.A

Chúng tôi đặt câu hỏi nếu giờ làm thêm tăng lên đối đa 400 giờ/năm/người, công nhân có cảm thấy phấn khởi khi thu nhập sẽ tăng?

Trước câu hỏi này, đa số các công nhân đều cho rằng hằng năm họ đang làm thêm ở mức đó hoặc nhiều hơn.

“Tôi không tính tổng thời gian làm thêm trong một năm nhưng trung bình mỗi tuần tôi làm thêm khoảng 9 - 12 giờ, như vậy đã hơn con số 400 giờ/năm.

Một số công ty còn làm thêm liên tục mỗi ngày hoặc làm tuần ngày, tuần đêm nên chắc chắn số giờ làm thêm của họ con cao hơn tôi rất nhiều.

Làm thêm tuy có tăng thu nhập nhưng thực chất không một công nhân nào muốn làm thêm.

Chúng tôi muốn có nhiều thời gian hơn để giải trí, dành thời gian cho gia đình và người thân…”, anh Nguyễn Trọng Sang, công nhân làm trong ngành thực phẩm cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân buộc phải làm thêm để có thêm thu nhập do mức lương còn thấp.

Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp dựa vào giờ làm thêm tối đa để không tuyển thêm lao động.

cong nhan lo e chong e vo neu cu tang gio lam ma khong tang luong co ban Tăng giờ làm thêm tối đa 400 giờ mỗi năm làm tăng nguy cơ tai nạn

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tăng giờ làm thêm tối ...

"Làm thêm là nhu cầu chung của người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức lương làm thêm của người lao động chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra.

Ngoài ra, do lương cơ bản của công nhân còn thấp nên họ khó lòng từ chối khi doanh nghiệp đề nghị làm thêm.

Do đó, để hài hòa đôi bên cần phải tăng lương người lao động và tăng lương lũy tiến khi người lao động làm thêm”, ông Quảng đề nghị.

chọn
Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển qua huyện Nam Trực sau 16 tháng thi công
Tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển đang xây dựng qua huyện Nam Trực thuộc địa bàn các xã Nam Cường, Hồng Quang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng và Nam Thanh.