Công ty vừa bị máy bay không người lái tấn công của Ả Rập lớn mạnh thế nào mà khiến giá dầu thế giới tăng gần 20%?

Saudi Aramco là công ty lớn nhất thế giới về doanh thu và lợi nhuận. Đây là nơi cho ra lò 8,6% lượng dầu khí được khai thác trên toàn hành tinh mỗi ngày.
Aramco 1

Saudi Aramco, tên chính thức là Công ty Dầu Ả Rập Xê Út, là công ty dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên quốc gia của Ả Rập Xê Út, có trụ sở tại thành phố Dhahran. (Ảnh: Reuter).

Aramco 2

Giá trị thị trường của Saudi Aramco được ước tính đạt từ 2 nghìn tỉ USD đến 10 nghìn tỉ USD trong năm 2016, do đó đây là công ty có giá trị lớn nhất trên thế giới. Theo bảng xếp hạng của Bloomberg, đây cũng là công ty có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất thế giới. (Ảnh: Fortune).

Aramco 3

Saudi Aramco sở hữu trữ lượng dầu thô được chứng minh lớn thứ 2 thế giới, với hơn 260 tỉ thùng (4,1×1010 m3) và có sản lượng dầu thường nhật lớn thứ 2 thế giới. Theo thống kê mới nhất hồi tháng 8/2019, tổng sản lượng dầu của Ả Rập Xê Út là vào khoảng 9,8 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 8,6% sản lượng khai thác toàn cầu. (Ảnh: Safety4Sea).

Aramco 4

Saudi Aramco điều hành mạng lưới hydrocarbon riêng lẻ lớn nhất thế giới mang tên Master Gas System. Tổng sản lượng dầu thô của công ty trong năm 2013 là 3,4 tỉ thùng (540.000.000 m3), họ quản lí trên một trăm mỏ dầu khí tại Ả Rập Xê Út. Saudi Aramco khai thác mỏ dầu trên bờ lớn nhất thế giới là Ghawar và mỏ dầu trên biển lớn nhất thế giới là Safaniya. (Ảnh: Saudi Aramco).

Aramco 5

Saudi Aramco ban đầu có sự can thiệp của Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ nhất. Chính quyền Washington thông qua Standard Oil of California (SoCal) đã thăm dò được dầu tại Bahrain vào tháng 5 năm 1932. Sự kiện này làm tăng mức độ quan tâm về thăm dò dầu trên đại lục bán đảo Ả Rập. (Ảnh: Wikimedia).

Aramco 6

Sau 4 năm thăm dò không có kết quả, thành công dầu tiên đạt được trong điểm khoan thứ bảy tại Dhahran vào năm 1938, trong một giếng gọi là Dammam số 7. Giếng dầu này ngay lập tức cho sản lượng trên 1.500 thùng một ngày (240 m3/d), khiến công ty có được tự tin để tiếp tục. (Ảnh: Arab News).

Aramco 7

Năm 1951, công ty phát hiện mỏ dầu Safaniya, đây là mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới. 6 năm sau, công ty phát hiện được mỏ Ghawar, được xác nhận là mỏ dầu trên đất liền lớn nhất thế giới. (Ảnh: Nexans).

Aramco 8

Năm 1973, sau khi Hoa Kỳ ủng hộ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur, chính phủ Ả Rập Xê Út giành được 25% cổ phần tại Aramco và quyền chia lợi nhuận 50%. Đến năm 1980, chính phủ nước này giành quyền kiểm soát hoàn toàn Aramco. (Ảnh: CNBC).

Aramco 9

Năm 1989-1990, dầu khí chất lượng cao được phát hiện trong 3 khu vực phía nam của Riyadh. Năm 2011, Saudi Aramco bắt đầu sản xuất từ mỏ khí Karan, với sản lượng trên 400 triệu m3 khí/ngày. (Ảnh: Arabian Business).

Aramco 10

Saudi Aramco có trụ sở tại Dhahran, song có hoạt động trên khắp toàn cầu, bao gồm khai thác, sản xuất, lọc hoá dầu, phân phối và tiếp thị. Toàn bộ các hoạt động này của công ty đều nằm dưới sự giám sát của Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản cùng với Hội đồng Tối cao về Dầu mỏ và Khoáng sản. (Ảnh: Hart Energy).

Aramco 11

Năm 1993, chính phủ ban hành một sắc lệnh về sáp nhập Saudi Aramco với công ty lọc dầu quốc gia là Samarec. Đến năm sau, một công ty con của Saudi Aramco giành được 40% vốn chủ sở hữu của Petron Corp, là công ty lọc dầu thô và tiếp thị lớn nhất tại Philippines. Kể từ đó, Saudi Aramco chịu trách nhiệm về lọc dầu và phân phối chúng trong nước. (Ảnh: Saudi Aramco).

Aramco 12

Năm 2015, năng lực lọc dầu của Saudi Aramco là 5,4 triệu thùng một ngày. Hoạt động hạ nguồn của Saudi Aramco đang chuyển trọng tâm sang tích hợp các hạ tầng lọc dầu và hoá dầu. (Ảnh: Statista).

Aramco 13

Saudi Aramco thuê một số tàu chở dầu để vận chuyển dầu thô, dầu và khí đốt tinh luyện đến các quốc gia khác nhau. Họ lập ra một công ty con mang tên Vela International Marine để quản lí vận chuyển đến Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Công ty này được kì vọng sẽ trở thành hãng vận tải biển lớn nhất hành tinh. (Ảnh: Construction Week Online).

Aramco 14

Theo nhà địa lí học Richard Heede, Aramco đã dẫn đầu danh sách các công ty có mức phát thải CO2 cao nhất toàn cầu kể từ năm 1995 với mức cao nhất là 1.707 triệu tấn vào năm 2013 , chiếm gần 3,4% lượng khí thải do con người tạo ra trên toàn thế giới. Công ty bị cáo buộc che đậy một sự cố tràn dầu lớn vào năm 1993. (Ảnh: CNBC).

Aramco 15

Ngày 14/9 vừa qua, 10 máy bay không người lái đã nhắm thẳng các cơ sở sản xuất dầu của tập đoàn nhà nước Saudi Aramco ở Abqaiq và Khurais. (Ảnh: My Sun Coast).

Aramco 16

Abqaiq là một mỏ dầu nằm ở tỉnh Đông, được phát hiện và khai thác bởi Saudi Aramco. Tổng trữ lượng đã được chứng minh của mỏ dầu Abqaiq là khoảng 22,5 tỉ thùng và sản lượng tập trung vào khoảng 400.000 thùng mỗi ngày. (Ảnh: Inquirer).

Aramco 17

Mỏ dầu Khurais có diện tích 2.890 km² và dài 127 km, trữ lượng vào khoảng 11,3-12,5 triệu thùng/ngày. Đây là mỏ cung cấp chủ yếu dầu thô nhẹ của Ả Rập, cũng như 315 triệu m3 khí/ngày cho Nhà máy khí Shedgum và 70.000 thùng dầu/ngày cho Nhà máy khí Yanbu ngưng tụ thành khí tự nhiên. (Ảnh: Amazonaws).

Aramco 18

Giá dầu đã tăng hơn 15% trong phiên giao dịch hôm qua do lo ngại về nguồn cung toàn cầu và căng thẳng tăng vọt ở Trung Đông. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út Hoàng tử Abdulaziz bin Salman tuyên bố vụ tấn công đã làm 5,7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và sản lượng khí ga cũng đã bị ảnh hưởng, tương đương 50% sản lượng khai thác cả nước và 5% sản lượng khai thác toàn cầu. (Ảnh: Fortune).