CPI tháng 9 tăng 0,54%

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng( CPI) 9 tháng đầu năm. Theo đó, chỉ số giá nhóm giáo dục chính là nguyên nhân đẩy chỉ CPI trong tháng 9 vụt tăng.

Chỉ số tiêu dùng, CPI 9 tháng đầu năm 2016 tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 3,34% so với cùng kì năm trước; tăng 3,14% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2016 so với cùng kì năm trước tăng 2,07%.

Cụ thể, trong nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm tăng với mức tăng như sau: Giáo dục tăng 7,19%; Giao thông tăng 0,55%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,14%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,11%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,09%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,05%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%, riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%,.

Tuy nhiên, nhóm Bưu chính viễn thông lại giảm 0,07%.

cpi thang 9 tang 054
Chỉ số giá tiêu dùng từ đầu năm đến tháng 9. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng 9 đượcTổng cục Thống kê xác định do Việt Nam trúng thầu 150 nghìn tấn gạo xuất khẩu cho Philippin nên giá lúa gạo hồi phục sau 3 tháng (6,7,8) liên tiếp giảm.

Bên cạnh đó, Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng chủ yếu ở nhóm dịch vụ giáo dục do cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng.

Giá xăng dầu tăng, được điểu chỉnh vào ngày 19/8/2016 và ngày 5/9/2016 và giá gas được điều chỉnh tăng được điều chính vào ngày 1/9/2016 cũng là yếu tố góp phần làm CPI tăng trong tháng 9.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân mưa nhiều khiến giá rau tăng, nhóm lương thực thực phẩm cũng đội lên 0,1% so với tháng trước.

Hai mặt hàng không được tính vào chỉ số giá chung là vàng và đô la Mỹ tương ứng giảm 0,36% và tăng 0,07% so với tháng trước.

Tính riêng trong cả 9 tháng, CPI tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng CPI tăng khoảng 0,34%. Theo Tổng cục Thống kê, đây là mức tăng khá thấp, đồng thời Tổng cục đưa ra dự báo, với mức tăng như hiện nay, mục tiêu đạt CPI dưới 5% trong năm 2016 là hoàn toàn có thể đạt được.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng lưu ý từ nay đến hết năm 2016 sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI, đó là giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu, mức độ tiêu dùng cuối năm tăng.

Về chỉ số lạm phát, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 9 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,85% so với cùng kỳ. Tính cả 9 tháng, lạm phát tăng 1,81% so với cùng kỳ 2015.

Bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản (2,07% so với 1,81%). Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.

Mức tăng của lạm phát chung (2,07%), và lạm phát cơ bản (tăng 1,81) khá gần với nhau. Lạm phát cơ bản từ tháng 1 – tháng 9 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp (từ 1,64% - 1,88%), điều này thể hiện chính sách tiền tệ đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.