Của để dành cho con vào đại học

Lần đầu tiên chương trình học bổng Đọt Chuối Non của báo Tiền Phong chính thức được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, sau hơn 6 năm hoạt động và nhiều lần trao cho học sinh 2 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk.
cua de danh cho con vao dai hoc
Em Siu H’Han ngồi học bài trong căn nhà sàn cũ nát

Lớp trưởng bán rau

Nhà em Huỳnh Thị Thu Nghiệp ở gần cuối thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa. Nghiệp là lớp trưởng lớp 7.1, trường THCS Phan Bội Châu (huyện Ia Pa) được các bạn yêu mến vì tính cách thân thiện, gương mẫu.

Cha của Nghiệp bỏ nhà đi từ khi em mới 3 tháng tuổi. Nghiệp sống với mẹ và ông bà ngoại ngoài 70 tuổi sống chật chội trong gian nhà cấp bốn rộng vẻn vẹn 25m2. Mỗi ngày từ 3h sáng mẹ con Nghiệp đã phải dậy nhặt rau, ra bán ở chợ sớm, vì tới 7h đã phải trả lại mặt bằng cho người bán quần áo.

Ai thuê việc gì chị Hoà cũng làm để có tiền lo cho Nghiệp được đi học, với thu nhập thường xuyên trung bình chỉ khoảng 50 nghìn đồng mỗi ngày.

“Cứ trở trời là đầu tôi đau như búa bổ. Tôi vẫn chẳng dám đi khám, vì lỡ ra bệnh cũng không có tiền chữa, ngược lại chỉ lo thêm. Thôi phó mặc cho ông trời!” - Chị Hòa, mẹ Nghiệp nói với PV Tiền Phong.

Tôi hỏi “Nếu cháu Nghiệp được báo Tiền Phong trao học bổng Đọt Chuối Non, suất đặc biệt 5 triệu đồng, thì mẹ con chị sẽ làm gì với số tiền ấy?”. Nhìn con gái đầy hy vọng, chị Hòa khẳng định: “Lâu nay tôi đã xác định dù tôi có phải đi ăn xin, thì cháu Nghiệp cũng vẫn phải đi học tới nơi tới chốn. Khoản tiền học bổng lớn ấy nếu nhận được, sẽ là của để dành. Mẹ con tôi nhất định không đụng tới mà gửi tiết kiệm, để yên tâm sau này cháu Nghiệp có tiền vào đại học”.

5 anh em chung 1 chiếc xe

Đến thăm trong căn nhà sàn nhỏ ở buôn Lao (xã Chư Gu, huyện Krông Pa) gần cuối chiều, em Siu H’Han (lớp 6A, trường THCS Lý Tự Trọng, huyện Krông Pa) vẫn đang chăm chỉ học bài. Em kể, thường buổi tối em phải ngủ sớm để tiết kiệm tiền điện, sáng mai còn dậy sớm đi hơn 6 km đến trường.

Gia đình em đã quá nghèo gần đây lại càng khó khăn hơn khi bố em là anh R’ô Dinh (SN 1984) trong lúc đi vác trụ tiêu thuê bị trượt ngã, trụ tiêu đè gãy cánh tay phải. Mẹ của H’Han đi khắp nơi tìm việc làm nhưng nhìn bà quá gầy yếu, ít người dám thuê. Nguồn sống của cả nhà chỉ trông vào hơn 2 sào mì (sắn), nên khoản nợ 60 triệu đồng điều trị cho cánh tay gãy của bố không biết khi nào mới trả hết.

Cô Nguyễn Thị Hồng Phúc, Chủ nhiệm lớp 6A chia sẻ, cả trường đều nhất trí đề cử em Siu H’Han là trường hợp xứng đáng được nhận học bổng Đọt Chuối Non của báo Tiền Phong. Nhà nghèo quá, cả 5 anh chị em nhà H’Han phải dùng chung 1 chiếc xe đạp.

Anh trai H'Han học lớp 9 trường này, có lúc 2 anh em đèo nhau đi, cũng nhiều khi H’Han phải nhờ xe bạn khác chở. Dù hoàn cảnh rất khó khăn, em Han vẫn cố gắng học giỏi, là tấm gương chuyên cần với nhiều đức tính tốt để các bạn khác noi theo.

cua de danh cho con vao dai hoc Thầy giáo không lương và lớp học cho 'các cụ' giữa lòng hồ Thác Bà

Lớp học “vỡ lòng” với những học sinh đã là bố mẹ, ông bà hằng ngày vẫn bi bô đánh vần từng con chữ giữa ...

cua de danh cho con vao dai hoc Hành trình tìm chữ giữa đêm của lũ trẻ trên đỉnh núi

Lũ trẻ ở buôn H'Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk, phải đi xuyên rừng giữa đêm, vượt qua hai con suối, ...

cua de danh cho con vao dai hoc 'Ký túc xá' bằng container của học sinh miền núi Quảng Ngãi

Sau ba tháng hè im ắng, những ngôi nhà container ở huyện Tây Trà đã được thay mái lá để đón hàng trăm học sinh ...

cua de danh cho con vao dai hoc Vụ chui túi nilon đến trường: Lời trần tình của giáo viên

Ông Nguyễn Minh Quý, giáo viên của trường Tiểu học số 1 Na Sang cho biết, mỗi khi nước lớn không chỉ học sinh chui ...

cua de danh cho con vao dai hoc Xúc động hình ảnh học sinh ngồi bệt đón khai giảng tại bản nghèo nhất Đắk Nông

Đọc xong bức thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch nước trong ngày khai giảng, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Vừ A ...

chọn
Hà Nam chi hơn nghìn tỷ làm 5 km đường trục phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, hoàn thành năm 2027
Đường trục dọc phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn từ sông Châu đến hết địa phận TP Phủ Lý) có chiều dài hơn 5 km, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.