Ở xã Trà Lãnh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi), hàng chục ngôi nhà container được sơn gam màu tươi sáng, cùng những hình vẽ đẹp mắt, vui nhộn trở nên nổi bật giữa khung cảnh núi rừng.
"Làng container" ở xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi. Ảnh: Thạch Thảo. |
Đứng trước một ngôi nhà container vừa thay mái che bằng lá tranh, em Hồ Văn Kỳ (học sinh lớp 8, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, THCS Trà Lãnh ) hứng khởi nói, đây là năm học thứ ba em được ở lại nhà bán trú. "Nhà em cách trường gần 10 cây số, em ở lại đây cuối tháng mới về một lần. Ở đây em vừa học vừa chơi với bạn rất vui", Kỳ hồ hởi.
Tây Trà là một trong 5 huyện nghèo miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi, cách TP Quảng Ngãi gần 100 km, phần đông dân số là đồng bào người Cor. Địa hình đồi núi trải dài, đường đến trường lên đến hàng chục km là trở ngại cho nhiều học sinh đến lớp. Tình trạng đi học "giã gạo" hoặc bỏ học giữa chừng thường xuyên xảy ra những năm trước.
Do điều kiện khó khăn, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, THCS Trà Lãnh chưa xây được nhà bán trú. Để rút ngắn quãng đường, những năm trước, khi năm học mới sắp bắt đầu, nhiều phụ huynh rủ nhau lặn lội vào rừng chặt tre lồ ô, cắt tranh, cỏ lau làm lán trại cho con ở lại gần trường.
Học sinh THCS Trà Lãnh học bài trong nhà container. Ảnh: Thạch Thảo. |
Nhưng đến mùa đông, những căn lán tạm bợ trở thành nỗi lo của phụ huynh và giáo viên trước những trận mưa rừng triền miên. Nhiều em phải sống chung với mưa dột và co ro trong gió lạnh.
Đến năm học 2016-2017, một doanh nghiệp đã hỗ trợ cho trường 20 nhà bán trú bằng container. Hai năm qua, những ngôi nhà này đã làm giảm phần nào nỗi lo về nơi ăn, chốn ở cho học sinh.
Mỗi container đơn dài 6 m; rộng 2,5 m; cao 2,5 m, có 8 giường cho 8 em và có một khoảng trống để làm bàn học chung. Container đôi có 10 giường đôi cho 20 em và 2 dãy bàn học chung. Để chống nóng, nhà container còn được sơn cách nhiệt, phần mái che được lợp lá dừa.
Với kinh phí chỉ 20 - 30 triệu đồng, một container thô ráp đã biến thành ngôi nhà đẹp mắt, sinh động, làm các em học sinh thích thú. Đặc biệt, nhà container có tính tiện lợi cao khi dễ dàng di chuyển để phù hợp với địa hình ở địa phương.
Thầy Lê Văn Tư - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú, THCS Trà Lãnh cho biết, sau hai năm sử dụng, một số mái nhà bằng tôn bị hư hỏng, nhà trường đã sửa chữa một số mái tôn và vận động phụ huynh tiếp tục làm thêm mái che mát.
"Năm trước mái che được lợp bằng thân nứa nên mau hỏng. Năm nay nhiều phụ huynh đã cất công vào rừng cắt tranh về lợp, lá tranh bền hơn nên sẽ sử dụng được suốt năm học", thầy hiệu trưởng nói.
Phụ huynh lợp mái che để chống nóng cho con em trước năm học. Ảnh: Thạch Thảo. |
Năm học 2018-2019, trường THCS Trà Lãnh có 210 học sinh, trong đó 190 học sinh ở nhà bán trú container. "Những ngôi nhà container làm học sinh thích thú, giúp phụ huynh đỡ vất vả. Nhà trường cũng yên tâm hơn khi các em có chỗ ở an toàn, yên tâm bám trường, bám lớp. Đây là trường duy nhất trong huyện được chọn thí điểm mô hình này", thầy Lê Văn Tư cho biết.
Xúc động hình ảnh học sinh ngồi bệt đón khai giảng tại bản nghèo nhất Đắk Nông
Đọc xong bức thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch nước trong ngày khai giảng, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Vừ A ... |
Học sinh vùng cao bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học
Ngày khai giảng, cũng là ngày khởi đầu của một năm học mới, các em học sinh nơi vùng cao vẫn còn bỡ ngỡ, xa ... |
Lên núi 'gọi' học trò
Cùng với niềm vui đến trường năm học mới, thầy và trò vùng cao có thể yên tâm theo học con chữ, bởi các chính ... |
Nhà đất 21:40 | 03/07/2020
Đô thị 10:46 | 29/06/2020
Đô thị 15:24 | 26/06/2020
Nhà đất 09:51 | 25/06/2020
Kinh doanh 08:37 | 24/06/2020
Tiêu dùng 10:38 | 23/06/2020
Đô thị 10:34 | 23/06/2020
Kinh doanh 08:28 | 22/06/2020