Cụ thể, tài khoản facebook có tên H.H. đăng tải hình ảnh chụp màn hình từ camera an ninh ghi lại hình ảnh một cô gái đang đợi thay quần áo, nghi là người đã đánh tráo chìa khóa, lấy đồ của khách ở cửa hàng.
Ảnh chụp màn hình. |
Ngay sau khi đăng tải, bài đăng đã thu hút sự chú ý của khá nhiều người bởi sự "vô lý" của vị trí chiếc camera.
Theo đó, chiếc camera được đặt tại khu vực phòng thay đồ. Có thể thấy, ở một số góc, chiếc camera dễ dàng ghi lại những khoảnh khắc "hớ hênh" của những nữ khách hàng.
Nhiều khách hàng đã gửi phản hồi đến cửa hàng. (Ảnh: FB Hồng Ngát) |
Người dùng Yên Yên bình luận: "Trong phòng thử đồ gắn camera ở góc nhìn thấy lối đi để biết người ra người vô là được chứ kiểu thấy cả một khúc bên trong phòng thử thế này thì chịu rồi..."
Đồng quan điểm với bạn Yên Yên, bạn Đinh Vy Thư khẳng định việc shop quần áo lắp camera như vậy là không tôn trọng khách hàng.
Ngược lại, cũng có khá nhiều bạn cho rằng việc "cẩn thận" lắp camera ở khu vực thay đồ là cần thiết.
Bạn Trần Thu Trang chia sẻ: "Quay như thế thì hơi vi phạm riêng tư nhưng nếu đc đảm bảo hình ảnh cá nhân không bị lộ ra ngoài thì cũng chẳng sao, chỉ như hình đi tắm biển thôi, cá nhân mình thì thấy chưa quá đáng lắm".
Bạn Hương cho hay, nếu cửa hàng lắp mắt camera thấp hơn một chút thì sự việc đã không bị thổi phồng quá như vậy.
Bức xúc vì hình ảnh đó, nhiều bạn trẻ - là khách hàng quen thuộc của cửa hàng đã liên hệ và được người đại diện của chuỗi cửa hàng thời trang này cho biết "đang check lại".
Điều 31 BLDS 2005 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. - Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. - Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền bí mật đời tư quy định - Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. - Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy tùy vào mục đích của việc quay lén đó mà người quay lén có thể bị xử lý hình sự về các tội cụ thể. Nếu có thiệt hại thì theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm "Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." |
Trích xuất camera truy tìm hung thủ lột đồ, đổ mắm tôm vào cô gái trẻ
Cơ quan công an đã trích xuất camera truy tìm hai phụ nữ đi xe SH được xác định đã có hành vi đánh ghen, ... |
Hà Nội nghiên cứu lắp camera, quyết chống 'xe dù, bến cóc'
Sở GTVT Hà Nội đang giao Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông nghiên cứu lắp đặt camera ở một số tuyến phố ... |