Cùng thí điểm công nghệ Nhật Bản như sông Tô Lịch, một góc hồ Tây thay đổi bất ngờ

Cùng thí điểm công nghệ Nhật Bản như sông Tô Lịch, một góc hồ Tây đang có nhiều thay đổi bất ngờ.

IMG_5759

Khoảng 1.000m2 hồ Tây được quây tôn để thí điểm xử lí ô nhiễm. (Ảnh: Di Linh).

Ngày 13/7, chúng tôi đã có trao đổi với đại diện đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản về kết quả sơ bộ chất lượng nước sau xử lí ở một góc hồ Tây (1000m2).

Trước đó, dự án thí điểm xử lí ô nhiễm 1.000m2 hồ Tây (đối diện số nhà 161 Nguyễn Đình Thi, Tây Hồ) cũng được thực hiện đồng thời với sông Tô Lịch (ngày 16/5).

Theo Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE, đơn vị thí điểm), chuyên gia Nhật Bản cho biết, ban đầu, việc quây tôn một góc hồ Tây để thí điểm được đóng chặt xuyên qua tầng bùn đáy.

Tuy nhiên, đơn vị thi công Việt Nam không nghĩ tới khả năng lớp bùn dưới chân tôn có thể phân hủy.

Do đó, theo phía JVE, khi áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, ban đầu lớp bùn dưới chân tôn còn bình thường nhưng một thời gian đã bị phân hủy tạo ra các khe hở khoảng 10cm tại 8 vị trí khiến nước trong và ngoài khu vực xử lí thông nhau.

"Điều này làm cho giai đoạn vừa qua các thiết bị trong khu vực thí điểm phải xử lí cả một diện tích lớn, dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình xử lí.

Sau khi phát hiện tình trạng trên, ngày 23/6, chuyên gia Nhật Bản đã chỉ đạo tiến hành quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn", đơn vị thí điểm cho hay.

Theo đơn vị thí điểm, khi khu vực thí điểm được quây kín và sau ba ngày, bằng cảm quan cũng có thể nhận thấy nước ở khu vực này thay đổi đáng kể.

Đơn vị này cũng cho biết, giai đoạn vừa qua, các chỉ số phân tích của một tháng thí điểm tại hồ Tây không chính xác do nước bên trong và bên ngoài lưu thông với nhau.

[Hồ Tây]-Hinh 10-Ảnh so sánh 2 mẫu nước ngày 1

Mẫu nước được lấy ngày 1/7. (Ảnh: Di Linh).

Về kết quả sơ bộ, đơn vị thí điểm cho biết, ngày 1/7/2019, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia có lấy mẫu độc lập để đối chứng riêng.

Việc lấy mẫu vào ngày 1/7 tức là sau 1,5 tháng xử lí nhưng trên thực tế mới được một tuần (tính từ ngày 23/6/2019 sau khi quây kín tách biệt hoàn toàn với bên ngoài).

Đơn vị thí điểm cho biết, kết quả phân tích mẫu ngày 1/7 so với thời điểm trước khi tiến hành thí điểm (14/5/2019) cho thấy các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

[Hồ Tây]-Hình 2 Đồ thị biểu thị nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 giảm tiệm cận cột B1-QCVN08

Nhu cầu oxy sinh hóa giảm.

Cụ thể, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) giảm từ 23 mg/l xuống 16,2 mg/l (giảm 1,4 lần, đạt tiệm cận cột B1 qui định ≤15mg/l); nhu cầu oxy hóa học (COD) giảm từ 61 mg/l xuống còn 43 mg/l (giảm 1,42 lần, đạt cột B2 qui định ≤50mg/l); chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) giảm từ 84 mg/l xuống còn 22 mg/l (giảm 3,8 lần, tiệm cận cột A1 qui định ≤20mg/l), hàm lượng oxy hòa tan (DO) đạt giá trị 8,36 mg/l (đạt cột A1 qui định ≥6mg/l).

Ngoài ra, đơn vị thí điểm cũng thông tin đánh giá định lượng về nguyên lí làm ức chế, giảm lượng vi khuẩn, vi sinh vật có hại đồng thời kích hoạt làm tăng lượng vi sinh vật có lợi.

Cụ thể, theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vi khuẩn Coliform giảm từ 7300 MPN/100ml xuống còn 150 MPN/100ml (giảm 48 lần, đạt cột A1 qui định ≤2500 MPN/100ml), E.coli giảm từ 290 MPN/100ml xuống còn 4 MPN/100ml (giảm 72 lần, đạt cột A1 qui định ≤20 MPN/100ml).

[Hồ Tây]-Hình 5 Đồ thị biểu thị hàm lượng oxy hòa tan DO tăng cao đạt cột A1-QCVN08

Chỉ số oxy hòa tan ở khu vực thí điểm tăng cao.

Công ty JVE cũng cho biết, nước tại hồ Tây có rất nhiều tảo. Do đó, chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đo ban đêm (thời gian tảo lấy O2, nhả khí CO2); kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lí đạt 4.77mg/l.

Trong khi đó, bên trong khu vực xử lí, hàm lượng oxy hòa tan đo được là 6.38 mg/l - điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.