Hồng Kông luôn tồn tại hai mặt đối lập. Là một trong những thành phố giàu nhất thế giới, bất kì ai muốn tìm những đặc điểm quốc tế ở Hồng Kông đều thực sự dễ dàng.
Hai bên cảng Victoria của Hồng Kông hội tụ đầy đủ mọi tinh hoa của một trung tâm tài chính phát triển rực rõ, vô số thương hiệu châu Âu và châu Mỹ trong các trung tâm mua sắm lớn.
Giới thượng lưu ở thành phố Hồng Kông toát ra bầu không khí quốc tế độc đáo từ trong ra ngoài. Nhưng dưới nền kinh tế thịnh vượng, đó là mặt tối của khoảng cách giàu nghèo ở Hồng Kông.
Đằng sau những trung tâm mua sắm và tòa nhà chọc trời lộng lẫy là những ngôi nhà "chuồng thỏ" những căn chung cư cũ nát và hơn 1,3 triệu người đang phải sống trong nghèo đói. Khi giới thượng lưu tận được hưởng kết quả của thịnh vượng trong nền kinh tế đang bùng nổ thì mức sống của các gia đình thu nhập thấp, người già, người tàn tật và người nhập cư mới lại hoàn toàn ngược lại, họ không thể nhận được các dịch vụ xã hội và an ninh y tế mà họ xứng đáng được hưởng. (Ảnh: Sohu).
Những ngôi nhà "chuồng thỏ" này có diện tích chỉ vừa đủ cho một người nằm và nhìn qua thì chúng chẳng khác những chiếc lồng chim là mấy. Thảm cảnh của họ cũng là mối lo lớn nhất của chính quyền Hồng Kông, những người ngèo phải sống trong những khu vực tăm tối với cơ sở hạ tầng yếu kém, gây nhiều rủi ro cho sức khỏe và an toàn của người ở. (Ảnh: Sohu).
Chính thảm cảnh và sự phân hoá giàu nghèo đến cũng cực này đã thu hút được ánh nhìn của Leo Goodstadt - một nhà kinh tế người Anh có trụ sở tại Hồng Kông và cũng là tác giả của cuốn sách "Nghèo đói giữa sự sung túc". (Ảnh: Sina).
Nhà "chuồng thỏ" từ lâu đã là một vấn đề xã hội nhức nhối ở Hồng Kông. Năm 1994, Hồng Kông ban hành Pháp lệnh căn hộ Bedspace, được thực hiện vào năm 1998 để cố gắng cải thiện và giảm bớt "chuồng thỏ", nhưng chính những mâu thuẫn trong chính sách nhà ở tổn tại trước đó khiến cho những căn nhà này không hề giảm bớt mà vẫn tồn tại như một góc tối trong xã hội Hồng Kông hiện đại. (Ảnh: VCG).
Những ngôi nhà như thế này ở Hồng Kông ngoài cái tên "chuồng thỏ", chúng còn được gọi là "nhà giường", "chuồng cọp" hay "nhà lồng". Chúng thường nằm trong các tòa nhà cũ như Sham Shui Po. Cư dân tại đây thường là người nhập cư, người nhèo hay những người già bị bỏ rơi, không nơi nương tự. Họ là một nhóm người già yếu và nghèo sống trong "khu ổ chuột" cách biệt với xã hội. (Ảnh: Xinhua).
Một chiếc giường được bao quanh bởi những lưới thép và có một cửa ra vào để tăng cường an ninh, ngoài chiếc đệm mỏng ra thì còn có nhiều nhu yếu phẩm hàng ngày. Những người sống trong "chuồng thỏ" được gọi là "người lồng". (Ảnh: VCG).
Người ta xếp chồng các "chuồng thỏ" lên nhau để tăng diện tích sử dụng, quần áo thì được treo vào những mắt lưới thép bao xung quanh. Ở Hồng Kông, "chuồng thỏ" có thể bắt gặp ở những nơi dành cho người lao động chân tay như khu Tây Kowloon và các vùng lân cận. Những căn nhà kiểu này thường dột nát, ẩm thấp và thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. (Ảnh: Kanhan).
Theo điều tra của một nhóm hoạt động vì phúc lợi xã hội ở Hồng Kông, có khoảng 100.000 người không được sống trong những ngôi nhà đúng nghĩa. Thay vào đó, một căn hộ thông thường được chia nhỏ diện tích để có thể chứa được nhiều "chuồng thỏ" nhất có thể. Phổ biến nhất là 2 loại "chuồng thỏ" bằng kim loại và bằng gỗ. (Ảnh: CNS).
Nhiều người tại Trung Quốc đại lục hay từ khắp mọi nơi trên thế giới khi khám ra ra góc khuất này sẽ không thể nghĩ được rằng ngày nay con người phải sống trong những ngôi nhà chẳng khác nào những chiếc chuồng nuôi thú. Nhiều người đứng trước sự phát triển của Hồng Kông, cũng phải ngỡ ngàng bởi sự hiện diện của cảnh cuộc sống cùng cực bị "phủ đen" bởi đói nghèo. (Ảnh: Sina).
"Nhà của Hồng Kông quá đắt đỏ. Người dân thường không thể mua được nhà cho đến hết đời." Một cư dân sống trong "chuồng thỏ" tên Yan Yongpo nói rằng sau khi ông ta mất việc 30 năm trước đã phải sống dựa vào khoảng 2.300 đô la Hồng Kông mỗi tháng (Gần 7 triệu VND), với số tiền đó, ông chỉ có thể sống trong những "chuồng thỏ" với giá thuê 1.200 đô la Hồng Kông/ tháng (3,5 triệu VND). (Ảnh: VCG).
"Chuồng thỏ" của Hồng Kông là một loại hiện tượng dân cư đặc biệt. Người cư ngụ không phải là người vô gia cư. Họ chỉ thuê để không phải ngủ ngoài đường. Tuy nhiên, trong những năm qua, giá thuê "chuồng thỏ" đã tăng mạnh. cùng với vật giá leo thang và mức độ cạnh tranh việc làm ngày càng lớn dẫn đến nhiều người đã mất việc làm và cuối cùng phải sống cảng vô gia cư trên đường phố. (Ảnh: Sohu).
Trong cuốn sách "Nghèo đói giữa sự sung túc" của Leo Goodstadt, tác giả sử dụng các tài liệu công khai của Lưu trữ Chính phủ Hồng Kông, bao gồm các báo cáo của chính phủ, các bài phát biểu chính thức, các cuộc họp và hội thảo, hồ sơ thống kê, v.v.
Từ bốn khía cạnh chăm sóc y tế, giáo dục, phúc lợi và nhà ở, Leo Goodstadt phân tích tầng lớp nghèo đói mới nổi và căn nguyên của nó ở Hồng Kông.
Tác giả chỉ ra rằng vấn đề nghèo đói ở Hồng Kông không phải là một sản phẩm của khủng hoảng kinh tế, cũng không phải vì các cá nhân không làm việc chăm chỉ và không siêng năng rơi vào tình trạng khó khăn, mà là một loạt các sai lầm chính sách của cộng đồng Hồng Kông.
Với những người giàu nhất Hồng Kông, thành phố giàu có, phồn hoa và thịnh vượng, nhà là những ngôi biệt thự đắt đỏ có mặt hướng lên đỉnh núi Victoria Peak.
Nhưng ngược lại, đói với những con người nghèo khổ đến khốn cùng trong xã hội giàu có đó, nhà là những chiếc "chuồng thỏ" được làm từ lưới thép và những thanh sắt, chỉ đủ rộng để một người nằm.