Cựu nhân viên NSA đánh cắp mã nguồn xâm nhập mạng

 Theo các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, đây những mã nguồn chương trình máy tính do NSA phát triển để xâm nhập vào hệ thống máy tính của các nước đối thủ.
cuu nhan vien nsa danh cap ma nguon xam nhap mang
Văn phòng Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ tại bang Maryland - Ảnh: AP

FBI vừa cho biết hồi cuối tháng 8 đã bí mật bắt cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) Harold T. Martin III để điều tra vì nghi người này đánh cắp và tiết lộ tài liệu mật.

Theo thông tin vừa được công bố ngày 5-10, vào thời điểm bị bắt, Harold T. Martin III đang là nhân viên Bộ Quốc phòng.

Người đàn ông 51 tuổi này bị kết tội lấy cắp tài sản quốc gia và tội loại bỏ hoặc lưu giữ trái phép tài liệu mật.

Hôm 27-8, nhân viên FBI ập vào nhà bắt giữ Martin.

Murray Bennett, hàng xóm của cựu nhân viên NSA cho biết có đến hàng chục người trong trang phục quân đội và trang bị súng đã xông vào căn hộ của Martin, sau đó còng tay và dẫn ông ra xe.

Theo hồ sơ tòa án, FBI phát hiện hàng ngàn trang tài liệu và hàng chục máy tính cùng các thiết bị điện tử khác tại nhà và trong xe của cựu nhân viên NSA. Phần lớn trong đó là tài liệu mật.

Các dữ liệu kỹ thuật số có thể chứa “rất nhiều terabytes thông tin”, hồ sơ ghi.

Một số tài liệu mật đã bị đăng tải trên mạng, trong đó có mã nguồn chương trình máy tính.

Trả lời FBI sau khi bị bắt, ban đầu Martin phủ nhận, sau đó nói ông biết mình “đã làm sai và lẽ ra không được phép lấy các tư liệu này”.

Chưa đủ bằng chứng

Hơn một tháng sau vụ bắt khẩn cấp, nhà chức trách hiện vẫn chưa dám chắc có phải chính Martin là người làm rò rỉ thông tin rồi chuyển lại cho một bên thứ ba, hay ông chỉ tải các tài liệu này về.

“Chúng tôi chẳng tìm thấy bằng chứng nào cả. Những gì chúng tôi biết là Hal Martin yêu gia đình và yêu Tổ quốc. Không có bằng chứng gì cho thấy ông ấy phản bội đất nước mình”, các luật sư biện hộ cho Martin nói trong văn bản công bố hôm 5-10.

Theo một quan chức chính phủ Mỹ, các nhà điều tra nghi Martin bắt đầu thu thập dữ liệu từ trước khi công chúng biết đến việc Snowden đánh cắp tài liệu.

Tuy nhiên, Martin phải ngừng kế hoạch vì cơ quan an ninh Mỹ thực hiện các cải tổ sau vụ đánh cắp, quan chức này nói.

Tính đến nay, chỉ trong vòng ba năm đã có đến nhà thầu của công ty Booz Allen Hamilton tìm cách đánh cắp thông tin mật.

Năm 2013, Edward J. Snowden, cũng là nhà thầu của Booz Allen, đã lấy cắp lượng tư liệu khổng lồ từ cơ quan an ninh Mỹ. Số dữ liệu này sau đó bị cánh nhà báo khai thác, phơi bày chương trình giám sát tại Mỹ và các quốc gia khác.

Vụ rò rỉ này khiến NSA mất hai năm và chi hàng trăm triệu USD để khắc phục hậu quả.

Sau vụ Snowden, chính quyền Obama đã thực hiện mọi cách để ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.