Đa cấp hình kim tự tháp 'hút máu' người nghèo, vừa nuôi ảo tưởng giàu có đã nhận kết đắng lòng

Kinh doanh đa cấp hình kim tự tháp thực chất là chiêu trò lừa đảo khiến nhiều người ở Trung Quốc mù quáng tin theo.

Đa cấp lừa đảo

Li Wenxing rời nhà ở vùng nông thôn để làm việc ở một công ty phần mềm ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc). Nhưng công việc này thực ra là chiêu trò lừa đảo, Li bị cuốn vào mạng lưới điều hành mô hình đa cấp hình kim tự tháp.

Mô hình kinh doanh đa cấp kim tự tháp là kiểu những người đầu tư sau như phần gốc, to hơn, nâng phần ngọn là những người đầu tư trước. Những kẻ lừa đảo sẽ dùng tiền của người đầu tư sau trả tiền cho người đầu tư trước, cứ như vậy, chúng thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, do không có lợi nhuận thực, mô hình này sẽ sụp đổ.

Sau 2 tháng từ khi rời quê hương, Li qua đời. Cái chết của Li đang được điều tra và gây nên sự phẫn nộ ở Trung Quốc. Đồng thời qua đây cũng cho thấy vấn đề lừa đảo tài chính đang gia tăng và ảnh hưởng đến cuộc sống ở Trung Quốc.

da cap hinh kim tu thap hut mau nguoi ngheo vua nuoi ao tuong giau co da nhan ket dang long

Trước khi Li Wenxing qua đời, nam thanh niên này nói với gia đình: "Ai gọi đòi tiền cũng đừng đưa cho họ". Kể từ khi Li đến Thiên Tân, gia đình rấ khó liên lạc và anh bắt đầu vay tiền bạn bè.

Được biết, Li chết trong một hồ nhỏ ở ngoại ô Thiên Tân. Cảnh sát cho hay, Li đã tham gia vào một vụ lừa đảo kiểu bán hàng kim tự tháp và các cuộc điều tra đang tiếp diễn.

"Đây gần như là một bệnh dịch, đặc biệt ở vùng nông thôn", chuyên gia Violet Ho - Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Kroll cho hay.

Ảo tưởng về lợi nhuận

Mô hình kinh doanh kiểu kim tự tháp đang phát triển mạnh ở các vùng có học vấn thấp của Trung Quốc. Mô hình này lừa đảo những người trẻ tuổi và người cao tuổi với hứa hẹn về việc làm hoặc lợi nhuận khi bán trực tiếp các mặt hàng như thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Các nạn nhân được đảm bảo kiếm được nhiều tiền nếu họ tuyển được thêm nhiều nhà đầu tư tham gia. Chuyên gia Violet Ho cho hay: "Mô hình kim tư tháp tạo ra ảo tưởng có thể làm giàu nhanh chóng mà không có bất cứ rủi ro nào".

Kiểu cho vay ngang hàng và tiền ảo đã khiến cho hành vi lừa đảo đầu tư lan rộng và lôi kéo những nạn nhân có ít kiến thức về tài chính tham gia. Nhiều người vay tiền, bán nhà để tham gia kiểu đầu tư lừa đảo này.

Chuyên gia Victor Shih - Giáo sư Kinh tế chính trị của Đại học San Diego cho hay, sự gia tăng nhanh chóng của mô hình kim tự tháp do chi phí sinh hoạt tăng cao đặc biệt là chi phí nhà ở khiến nhiều người phải kiếm nhiều tiền hơn và trước đây các quy định ở cấp địa phương lỏng lẻo.

Thậm chí, dưới áp lực tăng trưởng kinh tế, chính quyền địa phương đã chấp thuận một số kiểu đầu tư không rõ ràng, không hiểu đúng và tin rằng mang lại lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng.

Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch 3 tháng để điều tra và xóa sạch các hoạt động bán hàng mô hình kim thư tháp. Hơn 100 vụ bắt giữ đã được thực hiện ở miền Nam Trung Quốc hòi tháng trước nhắm vào các cấ nhân có liên hệ đến kiểu bán hàng kim tự tháp lừa đảo 360 triệu nhân dân tệ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.